Theo thông tin từ EAS, vụ phóng đầu tiên trên bệ phóng Ariane 6 đã bị hoãn lại đến năm sau. Sau lần thất bại vào tháng 12/2022, cuộc thử nghiệm tên lửa Vega C cũng không thể tiến hành lần nữa trong năm 2023. Bên cạnh đó, chương trình phóng tên Soyuz, một loại tên lửa do Nga chế tạo, của EAS cũng đã bị gián đoạn kể từ năm ngoái sau khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, dù đây là một trong những chương trình quan trọng nhất của đơn vị này.
Tuy nhiên, trước sức ép từ cuộc chạy đua chinh phục không gian đang có dấu hiệu tăng nhiệt thời gian gần đây, châu Âu đang nỗ lực gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. ESA đặt mục tiêu thực hiện các vụ phóng tên lửa đẩy Ariane 6, và hiện đại hóa các thiết kế của mình nhằm thu hẹp khoảng cách, bắt kịp các đối thủ, đặc biệt là SpaceX của Elon Musk.
Trong một cuộc họp báo mới đây, EAS cho biết sau khi hoàn thành một loạt các cuộc thử nghiệm động cơ, đơn vị này dự kiến sẽ thực hiện vụ phóng tên lửa Ariane 6 lần đầu tiên vào đầu tháng 10 tới đây.
Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacher từ chối đưa ra cam kết thực hiện một vụ phóng hoàn chỉnh vào nửa đầu năm 2024, song ông nhấn mạnh rằng với những kết quả tích cực ghi nhận được đến thời điểm hiện tại, “nó sẽ diễn ra vào cuối năm 2024”. Ông Josef cũng cho biết thêm rằng hoạt động thương mại cũng sẽ được triển khai khoảng 6 tháng sau đó.
Ariane 6 đang được phát triển với chi phí 4 tỷ EUR với sứ mệnh “kế nhiệm” tên lửa Ariane 5 đã kết thúc hoạt động vào tháng 7 vừa qua. Việc trì hoãn vụ phóng tên lửa Ariane 6 cũng cho thấy đây là lần đầu tiên các quốc gia châu Âu tạm thời mất khả năng tự chủ tiếp cận không gian sau hơn 4 thập kỷ.
Tên lửa Vega C của Ý đã bị ngừng hoạt động kể từ tháng 12/2022 sau khi cuộc thử nghiệm trên mặt đất gặp phải một số trục trặc. Các nhà điều tra cho rằng vụ phóng thất bại là do một bộ phận động cơ bị lỗi, sau đó một tàu thăm dò mới đã được phóng vào tháng 6 năm nay. Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacher cho biết thời điểm Vega C hoạt động trở lại sẽ được thông báo trong báo cáo của cơ quan này vào cuối tháng 9.