Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, một thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiệp ước Bầu trời mở được Hoa Kỳ và Liên Xô xem xét vào những năm 1950 nhằm tăng cường tính minh bạch trong việc sử dụng và triển khai vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Putin ngày 11/5 đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) một dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. (Ảnh: Newsbeezer)
Tổng thống Putin ngày 11/5 đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) một dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. (Ảnh: Newsbeezer)

Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia thành viên, trong đó có Nga và Mỹ, thực hiện các chuyến bay giám sát trong không phận của nhau, công khai thu thập thông tin về các lực lượng và hoạt động quân sự lẫn nhau theo các hạn ngạch bay đã được thống nhất từ trước. Ngoài Mỹ và Nga, nhiều nước châu Âu cũng tham gia hiệp ước.

Tuy nhiên, cả Mát-xcơ-va và Washington thường xuyên cáo buộc hành động vi phạm thỏa thuận của đối phương. Tháng 5/2020, Mỹ đã khởi động tiến trình rút khỏi Hiệp ước và tiến trình này đã hoàn tất ngày 22/11/2020. Tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi một thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng.

Tháng 1/2021, Mát-xcơ-va cũng thông báo khởi động các thủ tục trong nước để rút khỏi hiệp ước. Việc chính phủ Joe Biden không muốn ký lại Hiệp ước là gốc rễ của quá trình ra quyết định của Nga. Vào tháng Giêng, Bộ Ngoại giao Nga đã thông báo bắt đầu một tiến trình rút khỏi Hiệp ước, viện dẫn lý do "không có tiến bộ nào đạt được trong các cuộc đàm phán để tiếp tục Hiệp ước trong tình hình mới".

Ngày 11/5/2021, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo rằng nước này vẫn đang xem xét việc tham gia Hiệp ước Bầu trời. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nêu rõ: "Chúng tôi chưa ra quyết định về tương lai việc tham gia Hiệp ước Bầu trời mở của Mỹ. Chúng tôi đang tích cực xem xét các vấn đề liên quan đến Hiệp ước này. Việc phía Nga tiếp tục không tuân thủ Hiệp ước cũng là một trong nhiều yếu tố mà Mỹ cân nhắc". Mỹ có động thái trên sau khi Tổng thống Putin ngày 11/5 đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) một dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.

Theo News Beezer
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).