Ngai vàng Hoa cúc của các hậu duệ Nữ thần Mặt trời Nhật Bản

Nhật hoàng, người đứng đầu nền quân chủ lâu đời nhất thế giới, thường được coi là hậu duệ của thần thánh và rất được người dân nước này kính trọng.
Ngai vàng Hoa cúc của các hậu duệ Nữ thần Mặt trời Nhật Bản
Ngai vàng Hoa cúc của các hậu duệ Nữ thần Mặt trời Nhật Bản ảnh 1

Nhật hoàng Akihito. Ảnh: Reuters

Nhật hoàng Akihito, với lý do sức khỏe, mới đây đã ngầm đề cập khả năng thoái vị, rời khỏi Ngai vàng Hoa cúc của vương triều lâu đời nhất thế giới.

Nếu khả năng đó thành hiện thực, ông sẽ là Nhật hoàng đầu tiên trong vòng 200 năm qua xuống ngôi khi còn tại thế, theo CNN. Bài phát biểu của ngài Akihito khiến triều đình Nhật trở thành tâm điểm chú ý tuần này.

Hậu duệ của thần thánh

Nhật hoàng Akihito là hoàng đế thứ 125, trong một dòng dõi hoàng gia từ thời dựng nước được bắt đầu từ năm 600 trước Công nguyên. Người đầu tiên nắm ngai vàng là Hoàng đế Jimmu, người được coi là hậu duệ của Nữ thần Mặt trời. Truyền thuyết về 25 vị hoàng đế đầu tiên được bao phủ bởi bức màn bí ẩn, nhưng các thế hệ Nhật hoàng nối ngôi từ năm 500 sau Công nguyên cho đến ngày nay còn lưu giữ được nhiều bằng chứng lịch sử.

Sau khi mỗi Nhật hoàng qua đời, tên hiệu của họ được đổi nhằm phản ánh tình hình của thời kỳ mà họ đã cai trị. Nếu Nhật hoàng Akihito băng hà, tên hiệu của ông sẽ được đổi thành Heisei (Hòa bình ở khắp mọi nơi), phản ánh những gì diễn ra trong thời kỳ ông cai trị kể từ khi lên ngôi năm 1989.

Phụ thân của ông, cố Nhật hoàng Hirohito - người lên ngôi khi đất nước đang có chiến tranh - được đổi tên thành Showa, nghĩa là "Nhật Bản rạng rỡ".

Trong tiếng Nhật, hoàng tộc gọi là Tenno, được hiểu là thiên triều. Danh từ này xuất phát từ tư tưởng cho rằng các thành viên hoàng gia là hậu duệ của thần thánh.

Theo đạo Shinto, hoàng đế là người đứng đầu quốc gia và có quyền lực tối cao. Trong lịch sử, các triều đình cũng duy trì thần quyền bất khả xâm phạm để tiện cai trị, nhưng việc tôn xưng hoàng đế lên thành á thánh chỉ mới xuất hiện nhiều thế kỷ gần đây, do động lực từ các giáo phái xung quanh triều đình.

Ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, như một phần của thỏa thuận đầu hàng của Nhật Bản, Nhật hoàng Hirohito đã từ bỏ điều ông mô tả là "những quan niệm sai lầm cho rằng hoàng đế là á thánh". Sau năm 1947, Hiến pháp của Nhật Bản đã được sửa đổi, hoàng đế trở thành "biểu tượng của nhà nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân", và không có quyền lực chính trị.

Phụ nữ và quyền lực

Trong lịch sử, phụ nữ có thể lên ngai vàng và cai trị, nhưng từ xưa đến nay Nhật Bản mới chỉ có 8 vị hoàng đế là nữ.

Trước thế kỷ 20, hoàng đế Nhật Bản thường có một người vợ và một số cung phi, tất cả đều là thành viên của các gia đình quý tộc. Nhật hoàng Akihito là hoàng đế đầu tiên được phép kết hôn với thường dân, và ông đã làm điều đó, kết hôn với bà Michiko Shoda vào thập niên 50 sau khi gặp nhau trên một sân tennis. Điều này vô tình khiến phong trào đánh tennis bùng nổ trong xã hội Nhật Bản thời kỳ đó.

Hoàng thái tử Naruhito cũng kết hôn với một thường dân, Masako Owada, một cựu nhân viên ngoại giao. Công nương Masako được chẩn đoán trầm cảm năm 2006, nguyên do có thể là những áp lực của việc phải hạ sinh một thái tử.

Theo Luật Hoàng gia của Nhật Bản, người thừa kế ngai vàng phải là nam giới. Năm 2005, Nhật có kế hoạch điều chỉnh luật để cho phép một người phụ nữ trở thành nữ hoàng. Tuy nhiên, kế hoạch đó không còn được xem xét nữa sau khi công nương Kiko, vợ Hoàng tử Akishino, con trai thứ hai của Nhật hoàng, sinh ra một bé trai, người có thể kế thừa ngai vàng.

Ngai vàng Hoa cúc

Nhật hoàng Akihito và gia đình sống ở Hoàng cung tại Tokyo, một khu phức hợp tuyệt đẹp giữa thủ đô của Nhật Bản. Đây được coi là một trong những khu bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Các cung điện bao gồm nhà ở cho các thành viên của gia đình hoàng gia, các văn phòng của Cơ quan Hoàng gia và bảo tàng.

Chế độ quân chủ lâu đời của Nhật Bản thường được nhắc đến với hình ảnh tượng trưng là "Ngai vàng Hoa cúc". Trên thực tế, có một ngai vàng hoa cúc thật. Đó là một chiếc ghế được trang trí công phu, gọi là takamikura, được các hoàng đế ngồi lên trong lễ đăng quang.

Các hoàng đế Nhật Bản thời hiện đại cũng rất quan tâm đến khoa học. Vào đầu mỗi năm mới kể từ năm 1869, khi Hoàng đế Minh Trị phục hồi quyền lực thiên triều và tiến trên con đường biến Nhật Bản trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngài tổ chức một loạt các buổi thuyết giảng khoa học.

Nhật hoàng Akihito và cha của ông đều chia sẻ quan tâm về sinh thái đại dương. Nhật hoàng còn được coi là một chuyên gia về cá bống, ngài đã viết 38 bài báo khoa học về loài này. Một loài cá bống mới được phát hiện đã được đặt theo tên của Nhật hoàng.

Theo VNE

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.