Ngăn chặn việc vi phạm bản quyền tác giả âm nhạc trên không gian mạng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 13/5, Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho biết, trong quý I/2025, Trung tâm đã thu hơn 90 tỷ đồng tiền tác quyền. Trung tâm đã phân phối khoảng 85 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc cho các tác giả là hội viên, trong đó nhạc sĩ được nhận tiền tác quyền âm nhạc nhiều nhất là hơn 1 tỷ đồng.
Ngăn chặn việc vi phạm bản quyền tác giả âm nhạc trên không gian mạng

Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, tính đến đầu tháng 5, số lượng nhạc sĩ ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trong việc thu phí tác quyền âm nhạc là 6.720 người, tăng 400 người so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, nhiều nhạc sĩ và tác giả trẻ đăng ký trở thành hội viên Trung tâm. Điều đó cho thấy, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, địa chỉ tin cậy của các thế hệ nhạc sĩ, tác giả.

Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết, trong năm 2025, Trung tâm phấn đấu thu khoảng 500 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc cho các hội viên (tăng hơn 100 tỷ đồng so với năm 2024), đồng thời có những điều chỉnh rất cụ thể nhằm đạt được mục tiêu này. Trung tâm cũng tăng cường hỗ trợ các tác giả rà soát tác phẩm, đặc biệt là vấn đề bảo lưu bản quyền, lấy lại quyền cho tác giả nếu có các giao dịch hoặc nếu hợp tác đã hết thời hạn, nhằm đảm bảo quyền lợi và việc khai thác tối đa bản quyền cho tác giả, tránh bị thiệt hại hoặc bị lợi dụng; hỗ trợ các vấn đề pháp lý về đại diện, về thừa kế, tranh chấp quyền tác giả.

Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam nhận định, thời gian gần đây, các đơn vị sử dụng nhạc nền đã có ý thức hơn trong việc xin phép đúng chủ thể quyền. Tuy nhiên, một số đơn vị tổ chức biểu diễn vẫn còn né tránh, chưa tự nguyện thỏa thuận trả tiền bản quyền. Nhiều đơn vị sử dụng tác phẩm ở lĩnh vực trực tuyến vẫn tìm cách né tránh và không hợp tác. Trung tâm đã tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm, thúc đẩy nhanh các vụ kiện xử lý xâm phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong các lĩnh vực biểu diễn, phát sóng, truyền đạt và đặc biệt trong lĩnh vực sao chép trực tuyến do có nhiều kênh Youtube xâm phạm quyền tác giả...

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho biết thêm, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vừa có báo cáo gửi các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí liên quan đến những thông tin cho rằng Trung tâm ngăn chặn phổ biến các tác phẩm âm nhạc cách mạng trên nền tảng YouTube. Theo đó, Tổng giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam khẳng định, việc thực hiện các biện pháp công nghệ là hoàn toàn đúng với quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, cho phép chủ thể quyền hoặc tổ chức đại diện được quyền "áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm", nhằm bảo vệ quyền tác giả, không có yếu tố kiểm duyệt hay cản trở lan tỏa giá trị cách mạng. Việc chặn các video vi phạm là yêu cầu của chính các tác giả hoặc đại diện chủ sở hữu quyền, đồng thời là trách nhiệm mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam phải thực hiện, trên cơ sở được ủy quyền hợp pháp từ các tác giả và đại diện gia đình tác giả, là chủ sở hữu tác phẩm.

Thông qua đối soát dữ liệu, Trung tâm xác định các bản ghi bị chặn chứa các ca khúc cách mạng nổi tiếng như Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Chiếc gậy Trường Sơn của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Tiến bước dưới quân kỳ của nhạc sĩ Doãn Nho, Cô gái mở đường của nhạc sĩ Xuân Giao... Nguyên nhân các bản ghi bị chặn là do đơn vị doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng tác phẩm thuộc quyền quản lý của Trung tâm mà không xin phép và không thanh toán bản quyền theo quy định, điều này vi phạm Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn khẳng định, hiện nay, hàng nghìn tác phẩm âm nhạc thuộc kho tàng các ca khúc cách mạng của các nhạc sĩ Việt Nam, trong đó có hàng trăm bản ghi các ca khúc cách mạng của các nhạc sĩ như Phạm Tuyên, Doãn Nho, Phan Huỳnh Điểu… vẫn đang được những đơn vị, tổ chức, cá nhân có ý thức tuân thủ quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ sử dụng hợp pháp và lan tỏa rộng rãi trên YouTube. Qua đó, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền và giáo dục lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, lòng biết ơn và ý chí phấn đấu, đặc biệt là cho thế hệ trẻ Việt Nam; thành quả lao động sáng tạo của các tác giả, nhạc sĩ càng được tôn vinh và ghi nhận, đồng thời được bảo vệ tương xứng theo chính sách pháp luật của Việt Nam.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Ukraine
(Ngày Nay) - Trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng quay lại đàm phán với Ukraine sau ngày 22/6.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.