Ngập lụt tại Hà Giang không liên quan đến mưa lũ ở Trung Quốc

(Ngày Nay) - Địa hình của Hà Giang như lòng chảo. Khi mưa trút xuống với cường độ lớn, nước mưa không kịp thoát gây ngập úng nghiêm trọng.
Trận ngập tại thành phố Hà Giang không phải lần đầu tiên. - Ảnh: Zing.vn
Trận ngập tại thành phố Hà Giang không phải lần đầu tiên. - Ảnh: Zing.vn

Đêm 20 rạng sáng 21/7, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến nhiều khu vực tại TP Hà Giang bị chìm sâu trong nước, có chỗ lên đến 1,2m. Hàng loạt ô tô đã bị nhấn chìm, nhiều nhà cửa bị ngập nước; hoa màu, cây cối bị hư hỏng…

Mưa lớn cũng khiến lũ quét, sạt lở đất diễn ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại về người, giao thông nhiều nơi bị chia cắt.

Thống kê nhanh của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho hay, đã có 2 mẹ con chị Lý Già Tứi (44 tuổi) và Lý Thị Ơn (15 tuổi), trú tại xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì tử vong. Ngoài ra, 1 người khác bị thương là anh Đặng Văn Đại (thôn 1 Hợp Nhất xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì).

Ngay trong sáng 21/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - ông Nguyễn Văn Sơn đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục tình hình ngập úng, sạt lở đất trên địa bàn.

Theo nhận định của ông Sơn, nguyên nhân gây ngập úng cho TP Hà Giang là do mưa lớn kéo dài, hệ thống thoát nước của thành phố đã cũ, xuống cấp, không đáp ứng được mức độ đô thị hóa.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cho biết, một nguyên nhân khác là do Hà Giang có địa hình lòng chảo, mưa xuống nhanh nhưng nước không kịp thoát gây ra ngập úng nghiêm trọng. Từ năm 1986 đến nay, việc ngập úng vẫn thỉnh thoảng diễn ra.

Đồng quan điểm, ông Bùi Đức Tuấn, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc cho biết, thông thường, những đợt lũ xảy ra thường là lũ thượng nguồn và xuất hiện trên diện rộng. Tuy nhiên, đợt lần này lại chỉ tập trung ở Hà Giang.

Hà Giang có địa hình gần như một thung lũng. Xung quanh thành phố là các rãnh núi cao nên lượng nước dồn về rất nhanh.

"Lũ chỉ trên mức báo động 2 nhưng tập trung cục bộ ở một vài điểm nên gây ngập nhiều. Sau đó, lượng nước ứ đọng tại các điểm tràn ra gây ngập hết cả thành phố", ông Tuấn phân tích.

Cũng theo ông Tuấn, đây là một trong những hiện tượng do áp cao cận nhiệt đới lấn sâu vào nội địa. Hình thái này kết hợp với xoáy và gió trên cao tồn tại lâu ở khu vực Hà Giang.

"Vùng xoáy này đã xuất hiện 1-2 ngày và chỉ tồn tại ở thành phố Hà Giang chứ không di chuyển đi các nơi khác. Đó là lý do lượng mưa các nơi không đồng đều", ông Tuấn cho biết.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng bác bỏ thông tin mưa lớn ở Hà Giang sáng 21/7 do ảnh hưởng bởi hình thái gây mưa lũ tại Trung Quốc. Theo đó, mưa xuất hiện tại chỗ, do chính vùng mây hội tụ hình thành tại khu vực, không phải do mây từ những nơi khác di chuyển đến.

Trước đó, ông Vũ Đức Long, Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng khẳng định dải mây hội tụ Front Mei-yu gây mưa lũ lịch sử tại Trung Quốc không thể ảnh hưởng đến Việt Nam.

Chuyên gia giải thích dải mây đang gây mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc và Nhật Bản là hình thế đặc trưng của khu vực này. Đây là hình thái thời tiết điển hình và chỉ xuất hiện trọng phạm vi nhất định, không di chuyển từ vùng này sang vùng kia.

TIN LIÊN QUAN
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.