Nghẹ ngào chuyện người vợ 11 lần thụ tinh để có con với chồng

Cứ như thế 10 lần trong 3 năm, không biết bao nhiêu mũi kim tiêm xung quanh rốn sau mỗi lần kích trứng. Từ người sợ kim tiêm từ bé, giờ em nghiện luôn kim tiêm.
Nghẹ ngào chuyện người vợ 11 lần thụ tinh để có con với chồng

Mười một lần thụ tinh ống nghiệm trong suốt quãng thời gian ba năm... nhưng cuối cùng, hai từ "làm mẹ" mãi là viển vông đối với chị.

Câu chuyện đẫm nước mắt của một người đàn bà yêu chồng, muốn sinh con cho chồng nhưng số phận hẩm hiu không cho chị được hưởng diễm phúc ấy. Chị nghẹn ngào sau 7 năm chạy chữa nhưng hai từ “làm mẹ” đối với chị như một điều xa xỉ. Chị tuyệt vọng khi phải li dị với chồng, để giải thoát cho anh.

Nội dung bức thư là tiếng kêu xé lòng của một người đàn bà ấy. Không một lời oán than, không một câu trách móc với chồng mình:

“Tính đến nay mình đã không sống cùng nhau hơn 4 tháng rồi anh nhỉ (?!). Lấy nhau khi em đã 32 tuổi, mình chậm con hơn người khác. Một năm sau khi kết hôn thì em có tin vui. Hai đứa mình và gia đình hai bên vui mừng khôn xiết. Rồi chuyện không vui ập đến, thai lưu. Anh động viên, cố lên vợ ơi, mình sẽ sớm có con mà, hai đứa mình bắt đầu uống thuốc bắc nhé.

Hơn một năm nữa trôi qua, niềm vui lại đến. Em lại có thai lần thứ hai. Em nhẹ nhàng giữ gìn lắm. Đến tuần thứ 13 hai vợ chồng đưa nhau đi khám, trời đất như sụp đổ bởi vì… Bác sỹ nói thai ngừng hoạt động rồi, anh không tin, anh đưa em đi siêu âm thêm 3 bệnh viện nữa, kết quả cũng vậy thôi.

Nghẹ ngào chuyện người vợ 11 lần thụ tinh để có con với chồng ảnh 1

Niềm vui đến chẳng đầy gang, bác sỹ nói thai chết lưu, phải cho ra ngay. Ảnh minh họa

Hai đứa về nhà, không đứa nào nói với đứa nào một câu gì. Anh im lặng ra tiệm thuốc Bắc xem có cứu vãn được chút gì không? Thêm một tuần lễ nữa trôi qua, hai vợ chồng đến bệnh viện. Vừa siêu âm xong thì bác sỹ nói nhập viện ngay và phải lấy cái thai ra vì đã lưu hơn 10 ngày rồi. Em như chết lặng, nhìn anh, thương anh quá đi…".

Ba tháng sau, chị lại tìm đến khoa hiếm muộn của bệnh viện một lần nữa. Vợ chồng chị bắt đầu hành trình tìm con bằng con đường thụ tinh trong ống nghiệm. Lần chọc phốt đầu tiên với biết bao sợ hãi khi bước vào căn phòng lạnh toát với bao trang thiết bị y học.

Đau lắm, nhưng mà nghĩ đến đứa con, nụ cười của anh, niềm vui tuổi già là cháu của bà nội, của má, nước mắt chị trực trào ra. Nhưng chị tự nhủ sẽ cố gắng, sẽ cố gắng.

"Rồi hai đứa nôn nao chờ tin của bệnh viện về số lượng phôi. Được những 6 phôi tốt, niềm vui của hai đứa với hai lần chuyển phôi. Em lại tiếp tục đi đến bệnh viện để chuyển phôi và hai lần chờ đợi. Anh đưa em đi thử bê ta, em thất bại rồi…

Anh ở bên em, anh động viên em, em lại tới bệnh viện lần hai. Cứ như thế 10 lần trong 3 năm, không biết bao nhiêu mũi kim tiêm xung quanh rốn sau mỗi lần kích trứng. Từ người sợ kim tiêm từ bé, giờ em nghiện luôn kim tiêm.

Mấy trăm thang thuốc Bắc hay Nam em đều uống hết. Hơn bảy năm biết bao nhiêu tiền dành dụm bấy lâu dần cạn đi. Vậy mà con vẫn chưa có… Duyên vợ chồng của mình chưa được cùng nhau để có một đứa con.

Nghẹ ngào chuyện người vợ 11 lần thụ tinh để có con với chồng ảnh 2

Nhìn thấy trích kim tiêm, em sợ lắm. Nhưng nghĩ đến nục cười của anh khi thấy con là em hết sợ. Ảnh minh họa

Em cố gắng giữ sức khỏe để tìm con. Và dần dần, tình cảm vợ chồng của mình bị nhạt đi. Hơn ba năm, số lần mình ngủ cạnh nhau chưa đầy một tháng. Mấy tuần lễ đầu không có anh, em khó ngủ kinh khủng, nhưng rồi cũng quen dần. Anh đi về khuya hơn. Em ngồi cầu thang đợi, có khi hơn 2 giờ sáng anh mới về. Đó là những lần đi nhậu về khuya, anh say mềm.

Anh khuyến khích em đi dạy cho khuây khỏa. Tháng lương đầu tiên em mong về gặp anh để khoe với anh, mà anh bận đi chơi với… bạn gái.

Mỗi tối em đều cầu nguyện. Em cầu mong tổ tiên ông bà phù hộ cho anh và em sớm có con. Rồi em cũng không còn đủ sức để chịu đựng nữa. Em xin dừng lại cuộc hôn nhân này vì em không thể sinh con được cho anh.

Những tuần đầu về nhà ba mẹ, sau khi dạy xong, theo thói quen, em cứ chạy về hướng ngôi nhà em gắn bó suốt 7 năm qua. Em nhớ má, nhớ anh. Một lần chuyển phôi nữa, em âm thầm uống thuốc và vào bệnh viện một mình. Và lần thứ 11 em lại thất bại.

Mình đã hết cái chung rồi, em cũng chẳng níu kéo gì nữa. Bảy tháng li thân, mình gặp nhau tại tòa.

Cho em xin lỗi đã giữ chân anh suốt bảy năm qua. Giờ, anh đã có cuộc sống riêng rồi, cũng đã có con rồi. Những gì của hai đứa, em sẽ cất vào trong ký ức...”.

Cù Hiền

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?