'Nghệ thuật Sen Việt 2023': Chạm đến vẻ đẹp chân thiện

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 25/3, Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023” chính thức mở cửa chào đón công chúng mọi lứa tuổi đến thưởng lãm.
'Nghệ thuật Sen Việt 2023': Chạm đến vẻ đẹp chân thiện

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" là sự kiện do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện nhằm tôn vinh hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực hành từ những vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết của hoa Sen.

Qua hàng ngàn năm lịch sử, hoa Sen đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Trong Phật giáo, Sen là biểu tượng tâm linh tối thượng, thể hiện Phật tính vốn có trong mỗi con người.

Triển lãm trưng bày 75 bức tranh sen của Họa sĩ Phật tử Kim Đức cùng những nỗ lực sáng tạo, cống hiến và tôn vinh biểu tượng hoa Sen.

'Nghệ thuật Sen Việt 2023': Chạm đến vẻ đẹp chân thiện ảnh 1

Qua triển lãm, Ban tổ chức mong muốn mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thêm yêu cuộc sống, yêu con người, vượt qua mọi hoàn cảnh, lấy sức mạnh và yêu thương làm người bạn đồng hành thuần khiết, tô bồi bao ước vọng tương lai tốt đẹp.

Biết tới triển lãm qua các kênh truyền thông, cô Nguyễn Thìn (67 tuổi) đã đến chùa Quán Sứ từ sớm để tham quan trong ngày đầu tiên. Vốn là một Phật tử, cô càng trân quý vẻ đẹp từ hoa Sen - loài hoa thuần khiết thể hiện cho Phật tính mà mỗi Phật tử luôn hướng về. “Triển lãm mang tới cảm giác thanh tịnh và bình lặng, bởi hoa Sen là biểu tượng cho nét từ bi hỷ xả của Phật”, cô chia sẻ thêm.

'Nghệ thuật Sen Việt 2023': Chạm đến vẻ đẹp chân thiện ảnh 2

Bên cạnh những vị khách đứng tuổi, triển lãm cũng nhận được sự quan tâm từ những bạn trẻ.

Thu Hằng (22 tuổi) đã cảm thấy hứng thú với không gian triển lãm ngay khi vừa đặt chân tới. “Cách bố trí, sắp đặt không gian phòng triển lãm và đặc biệt là các bức họa đều mang tính nghệ thuật cao. 75 bức tranh về Sen của một họa sĩ nhưng mỗi bức đều có nét độc đáo riêng, có bức dí dỏm, có bức lại trầm mặc”, Thu Hằng cho biết. Cô bạn chia sẻ thêm rằng đã đăng ký tham gia buổi Pháp thoại của Thiền sư Thích Minh Niệm - sự kiện nằm trong tuần triển lãm.

'Nghệ thuật Sen Việt 2023': Chạm đến vẻ đẹp chân thiện ảnh 3

Tuần lễ triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 – Vẻ đẹp thuần khiết” bên cạnh hoạt động thường thức nghệ thuật còn có chuỗi Pháp thoại đặc biệt của: Thiền sư Thích Minh Niệm, Đại đức Thích An Đạt, Thiền sinh Thích Khải Tuấn...

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” mở cửa tự do từ 9h00 - 21h00 ngày 25/3 đến hết ngày 31/3/2023 tại Hội trường tầng 1 chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội)

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.