Nghi lễ dựng cây nêu và bộ gu của người Co ở Quảng Nam là Di sản văn hóa quốc gia

Ngày 3.8, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với nghi lễ dựng cây nêu và bộ gu của người Co.
Nghi lễ dựng cây nêu và bộ gu của người Co ở Quảng Nam là Di sản văn hóa quốc gia
Đây là những nét văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của đồng bào người Co được tổ chức vào các dịp lễ đâm trâu của làng. Tính đến thời điểm hiện nay, Quảng Nam có 5 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, bao gồm: lễ hội rước Cộ bà Chợ Được, nghệ thuật hát bả trạo, vũ điệu tâng tung da dá, nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu, cây nêu và bộ gu củadân tộc Co.
Người Cor thuộc nhóm ngôn ngữ và ngữ tộc Môn-Khmer. Theo cuộc Tổng điều tra dân số gần đây nhất, người Cor ở Việt Nam có gần 39.000 người, cư trú tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, người Cor có khoảng hơn 5.300 người cư ngụ đa phần tại hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My. Riêng tại huyện Bắc Trà My, cộng đồng người Cor có gần 4.000 người, định cư và sinh sống chủ yếu xung quanh dãy núi Răng Cưa thuộc hai xã Trà Nú, Trà Kót và một phần tại xã Trà Giáp.
Người Cor luôn có ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy các phong tục tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống, riêng biệt của dân tộc mình. Trong đó, cây Nêu và bộ Gu truyền thống là biểu tượng tâm linh, có vị trí đặc biệt quan trọng và xuyên suốt, không thể thiếu trong các hoạt động lễ hội như tết mùa, lễ cúng giỗ ông bà, tổ tiên hay tế cúng thần linh của người Cor.
Nghi lễ dựng cây nêu và bộ gu của người Co ở Quảng Nam là Di sản văn hóa quốc gia - anh 1

Cây nêu của người Cor. (Ảnh: Báo Quảng Nam).

Cây nêu truyền thống được người Co xem là tâm điểm nghi thức cúng tế ở ngoài sân, ngoài trời thì bộ gu, thường làm bằng gỗ, được xem là tâm điểm của nghi thức cúng tế ở trong nhà. Người Co có 4 loại gu gỗ thường chỉ treo trong nhà, gồm: gu bla treo giữa nhà, gu mók treo ở cửa ra vào nhà, gu mók tum treo ở cửa ra vào bếp và gu tum treo ở giữa bếp. Trong đó, gu bla được trang trí cầu kỳ, công phu nhất, thường có các linh vật và muông thú. Người Co chia gu bla thành hai loại là gu trống và gu mái, tiếng Co gọi là gu pô và gu pi. Mỗi tấm, nhánh của gu đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của những nghệ nhân người Co khéo tay, mô phỏng, tái hiện cuộc sống đời thường và quan niệm của họ về các thần linh, vũ trụ, tín ngưỡng, niềm tin… Trước khi treo các bộ gu, người Co cũng thực hiện các nghi lễ tâm linh như cúng dựng cây nêu. Ngoài treo ở trong nhà, các bộ gu còn được tái hiện, treo trang trí làm điểm tọa lạc để thờ các thần linh trên cây nêu ở ngoài trời.

Nghi lễ dựng cây nêu và bộ gu của người Co ở Quảng Nam là Di sản văn hóa quốc gia - anh 2

Bộ gu của đồng bào dân tộc Co ở Quảng Nam (Ảnh: TTXVN).

Theo các vị già làng cao niên của người Co, cây nêu truyền thống có 3 loại, gồm: cây nêu cúng giỗ ông bà tổ tiên (ô zô); cây nêu ăn trâu lá, cúng các vị thần sông, thần suối, thần núi…(ô rát) và cây nêu ăn trâu huê, cúng thần trời, thần đất, thần nước… (ô cờ trấu). Mỗi cây nêu hoàn thành có chiều cao trung bình 5 - 9m và đều có 3 phần: đỉnh, thân (với các gu, mâm cúng, chuỗi hạt cườm) và phần gốc có nài cột trâu. Các cây nêu cơ bản giống nhau về hoa văn, họa tiết trang trí, chỉ khác nhau phần linh vật ở đỉnh nhằm thể hiện tầm vóc và vị thế quan trọng của vị thần linh theo mục đích của lễ cúng. Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, người Co chọn giờ lành, ngày tốt, tháng tốt tổ chức cúng xin phép được dựng cây nêu. Cây nêu là thành phần quan trọng nhất trong các lễ hội của người Co, là tâm điểm cúng tế ở ngoài sân, ngoài trời.
Theo các nhà nghiên cứu, nghi thức dựng cây Nêu và bộ Gu là tổng thể những nét văn hóa tinh túy, riêng biệt, độc đáo nhất và xuyên suốt trong đời sống văn hóa tâm linh, ý nguyện, niềm tin của người Cor.
Ngày 25/8/2014, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2684 công nhận, đưa nghi thức lễ dựng cây Nêu và bộ Gu người Cor của hai xã Trà Kót, Trà Nú huyện Bắc Trà My vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào, vinh dự lớn của cộng đồng người Cor nói chung và bà con người Cor ở huyện Bắc Trà My nói riêng.

Cũng trong ngày 3/8, UBND huyện Bắc Trà My tổ chức hội nghị giới thiệu đề án du lịch huyện Bắc Trà My giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Tâm An (t/h)

Xem thêm:

UNESCO vinh danh Vườn thực vật Singapore là di sản thế giới

26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận

Gìn giữ di sản, trước và sau phong danh hiệu UNESCO như thế nào?

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.