Nghị quyết năm 2020 tiếp tục tinh thần ngắn gọn, trọng tâm, trọng điểm

Chiều 29/11, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp với một số bộ, ngành về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 (dự thảo Nghị quyết 01).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại cuộc họp, các đại biểu góp ý về một số nội dung chính của dự thảo Nghị quyết thường được ban hành ngay đầu năm, là “kim chỉ nam” cho hoạt động cả năm, gồm phương châm hành động và các trọng tâm chỉ đạo, điều hành.

Theo tinh thần đổi mới của Thủ tướng, từ năm 2018 đến nay, Nghị quyết 01 ngày càng ngắn gọn, cô đọng, trọng tâm, trọng điểm hơn, với kết cấu gồm 2 phần: Phần lời là những nhiệm vụ quan trọng nhất; phần phụ lục kèm theo là các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành được sử dụng để theo dõi, tổng kết và đánh giá tình hình thực hiện. Nghị quyết 2018 có danh mục nhiệm vụ cụ thể gồm 242 nhiệm vụ, năm 2019 còn 186 nhiệm vụ. Và 2 năm gần đây, tại các Hội nghị của Chính phủ với các địa phương được tổ chức vào thời điểm cuối năm để bàn về Nghị quyết 01 đều đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tham dự.

Tại cuộc họp hôm nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các ý kiến, tinh thần ngắn gọn, cô đọng, có trọng tâm, trọng điểm, tạo điểm nhấn cho công tác chỉ đạo, điều hành cả năm sẽ tiếp tục được vận dụng trong xây dựng Nghị quyết năm 2020, năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập nước, là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Các ý kiến nhất trí cho rằng, Nghị quyết cần tinh gọn, đổi mới, chọn lọc những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể quan trọng của ngành, lĩnh vực và cần “xoáy” vào khâu tổ chức thực hiện, một khâu còn nhiều yếu kém thời gian qua. Có ý kiến đề xuất Nghị quyết cần đưa ra kịch bản tăng trưởng từng quý, cả năm và bảng phụ lục về các chỉ tiêu cần ngắn gọn hơn nữa, với mỗi ngành, chỉ nêu 1-2 chỉ tiêu chủ chốt. Bên cạnh đó, cần tạo sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo cho các bộ, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện, nhất là ứng phó với những vấn đề mới nảy sinh do bối cảnh, tình hình khu vực và quốc tế còn nhiều diễn biến khó lường.

Ghi nhận các ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, làm sao nêu bật được những vấn đề cần thiết của năm 2020, bảo đảm chất lượng cao, trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ sắp tới.

Thủ tướng cho biết, năm 2019, chúng ta đã thực hiện Nghị quyết 01, 02 đạt kết quả toàn diện, là năm thứ 2 liên tiếp hoàn thành tất cả 12/12 chỉ tiêu, nhất là cải thiện đời sống nhân dân.

Về nội dung Nghị quyết, Thủ tướng định hướng, phần lời ngắn gọn, cô đọng, tập trung vào các giải pháp trọng tâm, tạo điểm nhấn trong công tác chỉ đạo, điều hành. Nên có phụ lục cụ thể hóa mục tiêu thành hệ thống chỉ tiêu Chính phủ giao để đôn đốc, kiểm tra. Tập trung vào nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, điểm cần nhấn mạnh trong chỉ đạo, điều hành theo từng lĩnh vực. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao xác định rõ nội dung chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để triển khai Nghị quyết.

Về cách viết, cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát thực tiễn, dễ thực hiện. Hạn chế tối đa những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương. Tinh thần là bám sát nội dung, cụ thể hóa kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt, “phải đưa ra những giải pháp mới, tạo đột phá trong các ngành, lĩnh vực tạo động lực phát triển kinh tế xã hội”, Thủ tướng yêu cầu và lưu ý các bộ, ngành nỗ lực phấn đấu cao nhưng bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần chỉ ra những thách thức lớn, trong đó nhiều ngành, lĩnh vực rất khó khăn mà chúng ta phải lường hết để có giải pháp như điện tử, ô tô, xe máy, nông sản xuất khẩu… dễ có nguy cơ dẫn đến đà tăng trưởng chậm.

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng nêu rõ, cần có điểm nhấn, nét đặc thù cho năm 2020, phải viết sắc sảo, đổi mới hơn về nội dung này. Gợi ý một số trọng tâm, Thủ tướng cho rằng, công tác xây dựng thể chế, pháp luật còn là một khâu vướng mắc và cần chỉ ra cụ thể nằm ở luật nào, nghị định, thông tư nào. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng rà lại vấn đề trên tinh thần thể chế, chính sách phải tạo thuận lợi cho sự phát triển, phân cấp mạnh mẽ, giao quyền chủ động cho ngành, địa phương tốt hơn nữa, nhất cho địa phương, hạn chế xin cho, đặc biệt là giải phóng được nguồn lực, giải phóng sức sản xuất. Nếu kìm hãm nguồn lực do ý chí chủ quan của mình thì đất nước không thể phát triển được.

Thủ tướng nêu rõ, phải thực hiện đồng thời vừa giữ vững nền tảng ổn định vĩ mô, vừa phải tạo thêm dư địa chỉ đạo, điều hành để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng. Chính sách tiền tệ phải đạt các mục tiêu cơ bản là bảo đảm lạm phát không quá 4%, đạt mức tăng trưởng cần thiết. Chính sách tài chính cần chủ động hơn khi thực tế, nhiều lĩnh vực cần vốn mà không giải ngân được.

“Việt Nam còn nhiều tiềm năng, dư địa tăng trưởng. Điều đặt ra là các bộ, ngành tiếp tục xác định rõ tiềm năng ở đâu, dư địa ở lĩnh vực nào còn”, Thủ tướng nhấn mạnh. Giải pháp cần rõ hơn, có chế tài mạnh, quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu.

Thủ tướng nêu rõ, phải có đột phá trong áp dụng cách mạng 4.0 trong năm 2020, đó là chính phủ điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, tài chính thông minh, thương mại điện tử, khởi nghiệp sáng tạo… Đây là yếu tố then chốt cơ cấu lại nền kinh tế, là dư địa tăng trưởng tốt.

Không chỉ chú trọng kinh tế mà phải chú trọng văn hóa, xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Phải có giải pháp cụ thể chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng bị thiên tai. Kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, trong đó lập phương án tốt nhất về kế hoạch hành động triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 vừa được Quốc hội thông qua.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, giải phóng nguồn lực đất đai.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, công tác đối ngoại năm 2020 sẽ nâng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm đề xuất các nhiệm vụ giải pháp để thực hiện tốt vai trò này.

Đề cập đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Thủ tướng cho rằng, phải phấn đấu tăng nhiều bậc, với tinh thần cởi trói, mở rộng sản xuất, giải phóng sức dân, minh bạch. “Năm tới phải đổi mới mạnh mẽ hơn”.  
Theo Chính phủ
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.