Ngày 15/8, UBND TP.HCM đã ban hành công văn số 2718/UBND-VX gửi đến các Sở, ban ngành và Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện và doanh nghiệp trên địa bàn về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19.
UBND TP.HCM nhận định, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Từ ngày 27 tháng 4 đến nay đã có 142.618 trường hợp nhiễm COVID-19, đang điều trị 32.149 bệnh nhân, trong đó có 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy.
Đến hết ngày 15/9, “ai ở đâu thì ở đó”
UBND TP.HCM chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ từ 00h00 ngày 16/8 đến hết ngày 15/9/2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.
Theo đó, kiểm soát việc di chuyển của người dân đối với khung giờ từ 6h00 đến 18h00 hàng ngày. Tiếp tục kiểm soát việc di chuyến trên địa bàn Thành phổ của các nhóm đối tượng được phép hoạt động.
Cho phép thêm các nhóm đối tượng được hoạt động, gồm: Các cơ sở sản xuất thực phẩm (như bánh mì, tàu hũ, bún, hủ tiếu...); các tổ chức hành nghề công chứng. Các công ty cung cấp dịch vụ, như: Bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư; bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyêt quyên lợi bảo hiếm cho khách hàng), phòng bán vé máy bay; phòng khám tư nhân.
Nhóm đối tưọng được lưu thông đế vận chuyển hàng hóa thiết yếu, gồm: Đội ngũ người giao hàng (shipper) có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyến hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, TP.Thủ Đức và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, giao nhận thanh toán không tiếp xúc và có các đặc điểm nhận diện theo Công văn số 2491/UBND-ĐT ngày 26/7/2021 của UBND Thành phố. Người đi giao - nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phấm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm. Tất cả các đối tượng trên phải có dấu hiệu nhận diện khi lưu thông trên đường theo quy định.
Trung tâm TP.HCM những ngày giãn cách xã hội. |
Các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, bao gồm: Cơ quan, đơn vị nhà nước của Trung ương trú đóng tại TP.HCM. Bố trí không quá 1/4 số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, đơn vị (trừ lực lượng vũ trang và ngành y tế Thành phố đảm bảo 100% quân số để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19). Riêng các đơn vị đặc thù có văn bản gửi Sở Nội vụ trình UBND Thành phố quyết định.
Những ai được ra đường sau 18h đến 6h hôm sau?
UBND TP.HCM yêu cầu người dân lưu tiếp tục hạn chế tối đa ra đường trong khung giờ từ 18h00 ngày trước đến 06h00 ngày hôm sau. Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tiếp tục tạm ngưng hoạt động. Trừ các trường hợp: Đi tiêm vắc-xin, cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; nhân viên các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông để chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hóa và vệ sinh, khử khuẩn khu vực kinh doanh…
Các tổ bay đi công tác theo kế hoạch của chuyến bay đã được cấp phép và cán bộ, người lao động của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam khu vực phía Nam để thực hiện nhiệm vụ phục vụ các chuyến bay chở hàng, trang thiết bị y tế, vắc-xin. Nhân viên của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các dịch vụ thiết yếu (lương thực thực phẩm, thiết bị, vật tư y tế); nhân viên giao hàng các thiết bị, vật tư y tế như bình oxy cho người nhiễm COVID-19 đang cách ly, điều trị tại nhà (các ca bệnh không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ), các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
Nhân viên của các đơn vị cung cấp suất ăn cho các bếp ăn từ thiện, các cơ sở điêu trị, cơ sở cách ly, bệnh viện, các cơ sở y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn Thành phố, bao gồm cả công tác phát hành báo. Dịch vụ vận chuyển bưu chính và lực lượng thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1 (phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, văn bản mật).
Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; lực lượng xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin, công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật. Các phương tiện vận chuyến hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư, giao hàng của các doanh nghiệp logistics phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu, trang thiết bị y tế.
Xe ô tô phục vụ hỗ trợ y tế (xe cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân), xe taxi được Sở Giao thông vận tải cấp phép hoạt động để vận chuyển người dân trong các trường hợp cần thiết; lái xe và nhân viên phục vụ đi cùng trên các phương tiện này. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của Thành phố.
Thành phố xây dựng sẵn sàng 1 triệu gói cứu tế
UBND TP.HCM chỉ đạo, các Trung tâm tiếp nhận và hồ trợ hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 Thành phố xây dựng sẵn sàng 1 triệu gói cứu tế. Phối hợp với ủy ban nhân dân các quận, huyện và TP.Thủ Đức rà soát, chăm lo cho công nhân, sinh viên, người lao động tự do đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo để thực hiện hồ trợ: Túi an sinh “đủ về lượng, đủ về chất, phù họp từng đối tượng”, kinh phí thuê phòng trọ, tố chức tiêm vắc xin đế người dân tại các khu vực này yên tâm ở lại nơi cư trú trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội.
Người dân TP.HCM hạn chế ra đường trong những ngày giãn cách xã hội. |
UBND TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, đảm bảo đến ngày 15/9/2021 có trên 70% người dân Thành phổ (trên 18 tuổi) được tiêm mũi 1; 15% người dân Thành phố được tiêm mũi 2; hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho 15% sổ lượng công nhân còn lại ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở điều trị, trong đó tập trung thực hiện gói “Home-based care” trong theo dõi và điều trị tại nhà. Tập trung xét nghiệm có trọng tâm, trọng điếm, thiết thực, hiệu quả để thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”, mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn; phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đổi với các quận, huyện: cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận, Quận 5, Quận 7, Quận 11.
Các doanh nghiệp tự chủ động rà soát những điều kiện về đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định của Chính phủ, úy ban nhân dân Thành phố đê thực hiện đăng ký với UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện; Ban Quản lý các khu chế xuất, công nghiệp; Ban Quản lý Khu công nghệ cao về việc được hoạt động theo các phương án của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-l 9 Thành phố nhằm duy trì tố chức sản xuất an toàn .
Đề nghị Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chú tịch UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tập trung triến khai các nội dung nêu trên; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu đế xảy ra các trường họp không chấp hành nghiêm quy định trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
UBND Thành phố kêu gọi toàn thể người dân Thành phố tiếp tục phát huy sự đồng lòng, chung sức trong phòng, chống dịch. Đề nghị người dân Thành phố “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kêt hơn nữa, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa” để tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách trước đại dịch COVID-19.