Người điều khiển con tằm dệt lụa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngồi nghe Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (SN 1954, trú tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức) kể chuyện nghề, chúng tôi thấy như mình đang lạc vào một câu chuyện cổ về sự tích con tằm thay công nhân dệt lụa, về tơ sen và những sản phẩm lụa tinh tế mang hồn cốt Việt.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận. Ảnh: Linh Anh.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận. Ảnh: Linh Anh.

Đau đáu ngọn lửa nghề

“Trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa là nghề của cha ông tôi. Tôi làm nghề này từ thủa bé đến khi đã lập gia đình và cho đến tận hôm nay. Tôi luôn luôn nghĩ mình là người nông dân, lớn lên ở mảnh đất có nghề truyền thống và còn có những mảnh ruộng quý giá. Nông dân gắn chặt với ruộng đất. Tại sao không gìn giữ, phát triển, tạo thu nhập và việc làm tại chỗ cho bà con? Tôi đã duy trì nghề dệt lụa theo suy nghĩ và cách thức giản dị như vậy…”- nghệ nhân Phan Thị Thuận giãi bày.

"Nghề dệt lụa đã trở thành máu thịt, thành hơi thở nên tôi đã quyết tâm sẽ làm bằng được sản phẩm chăn bông tơ tằm. Và tôi đã thành công…”.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận

Về hành trình “chuyên nghiệp hóa” nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho hay: “Xưa các cụ trong gia đình tôi thường tập hợp, tổ chức những thợ giỏi trong làng để dệt nên những tấm lụa tơ tằm tinh xảo, đặc sắc mang ra chợ Hàng Đào bán. Bao giờ cũng vậy, lụa Phùng Xá luôn được người sành thưởng thức yêu mến, quý trọng, vì vậy tiêu thụ rất nhanh. Khi Nhà nước triển khai mô hình HTX, bố tôi là người đầu tiên vào HTX nông nghiệp dệt lụa. Nhưng bởi có sự quản lý, chỉ đạo chặt chẽ nên người thợ giỏi không chủ động làm nên nhiều loại sản phẩm.

Thời điểm Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam tuyên bố phá sản, người nông dân bơ vơ, hụt hẫng. Bao nhiêu ruộng dâu bị phá đi để trồng các cây lương thực khác. Từ có nghề, có ruộng, có thu nhập, nay cuộc sống người nông dân trở nên chênh vênh. Thấu cảm được tài sản quý của cha ông là nghề dệt, tôi tự nhủ, không thể để mất nghề. Mặt khác, nếu làm công ăn lương, một tháng mới được trả lương thì người trồng dâu nuôi tằm, 20 ngày là đã có thu nhập. Điều này là quý giá vô cùng. Vì quá yêu nghề, tôi đã ra các bờ tường, bờ rào hái lá của những cây dâu còn sót lại và tìm những khu còn trồng dâu lấy quả để mua lá mang về nuôi tằm dệt lụa... Thời gian ấy vô cùng vất vả”.

Người điều khiển con tằm dệt lụa ảnh 1

Từ năm 1990-2000, 10 năm liền gia đình nữ nghệ nhân đạt danh hiệu Hộ nông dân giỏi và thợ giỏi. Và khi đang là hộ kinh doanh cá thể, năm 2000, nghệ nhân Phan Thị Thuận thành lập Công ty TNHH Phong Lan. Thời điểm này, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thay đổi về cơ chế, quy chế hoạt động. Trong một lần về thăm xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Nơi đây là Thủ đô của dâu tằm”. Từ lời khẳng định đó, người nghệ nhân yêu quê, yêu nghề Phan Thị Thuận đã có thêm động lực để thành lập Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức. Và bà đã mạnh dạn mở lối đi mới cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam khi dùng chính con tằm làm thợ, cho con tằm đan tấm kén phẳng để làm chăn bông tơ tằm của Việt Nam.

Lý giải về điều này, nữ nghệ nhân cho biết: “Con tằm trực tiếp dệt lụa và không qua thợ như trước đây. Xuất phát từ việc tôi muốn thi đua với nước ngoài - trong khi nước ta phải nhập chăn bông tơ tằm; đồng thời lại bán nguyên liệu sang để nước ngoài sản xuất. Tại sao ta không tự làm? Ý nghĩ cần phải thi đua sản xuất đã hình thành. Thêm vào đó, nghề dệt lụa đã trở thành máu thịt, thành hơi thở nên tôi đã quyết tâm sẽ làm bằng được sản phẩm chăn bông tơ tằm. Và tôi đã thành công…”

Quy trình làm thợ của con tằm nói thì đơn giản nhưng là một chặng đường dài và rất gian nan. Con tằm tạo thành tấm kén phẳng; sau đó đun tẩy chuội tấm kén trong 3,5 tiếng cho xốp. Bông tơ tằm nhẹ, thông thoáng, rất tốt cho sức khỏe- ấm mùa đông và mát mùa hè. Bí quyết của điều này nằm ở việc đầu tư thời gian, công sức để tìm và hiểu vòng đời, tính cách, nề nếp sinh hoạt của con tằm; biết đến lúc nào tằm nghe mình, cho mình điều khiển, ra yêu cầu để nó làm theo.

Người điều khiển con tằm dệt lụa ảnh 2

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận giới thiệu về sản phẩm lụa từ tơ sen.

Người nông dân không có điều kiện kinh tế mua máy móc hiện đại; tìm người thợ giỏi lại rất khó khăn. Vậy là bà “đào tạo” chính con tằm làm thợ. Năm 2012, nghệ nhân đã đăng ký bằng Độc quyền sáng chế hữu ích cho ý tưởng trên. Ý tưởng này trở thành Đề tài sáng tạo kỹ thuật nhà nông 2016 và được trao giải Nhất. Cùng năm đó, nghệ nhân Phan Thị Thuận cùng điều tuyệt vời do bà tạo nên trong nghề dệt lụa cũng được đưa vào Sách vàng Việt Nam.

“Tôi luôn yên tâm sẽ giữ và phát triển được nghề vì khách hàng rất thích sản phẩm lụa do con tằm tự dệt. Và giá trị cốt lõi của việc cho con tằm tự dệt không chỉ ở sợi tơ, chăn, các sản phẩm tơ tằm mà còn ở việc tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân nhàn rỗi; rộng hơn là lưu giữ nghề truyền thống của cha ông, của quê hương”- nghệ nhân Phan Thị Thuận nói.

Đến nay, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã dạy nghề, truyền nghề cho vài trăm nghìn người nông dân có nhu cầu và khát khao gắn bó với nghề không chỉ ở địa bàn huyện Mỹ Đức mà còn ở các địa phương khác trên cả nước như: Nghệ An, Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Người nông dân nuôi tằm 20 ngày, để con tằm dệt nên những tấm kén phẳng làm chăn. Tằm sau khi rút sợi trở thành nhộng.

Con nhộng đó lại trở thành mặt hàng bán cho người dân làm thực phẩm. Muốn có thực phẩm sạch đòi hỏi con tằm phải được ăn lá dâu sạch; trước đó lá dâu lại phải được trồng sạch, người nông dân sạch, không gian sạch.... Vô hình trung, việc nuôi tằm dệt lụa còn có ý nghĩa trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.

Tơ sen- hồn cốt Việt

Cuối năm 2016, trong một lần về công tác tại huyện Mỹ Đức, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh có định hướng và gợi ý phát triển tơ sen ở huyện Mỹ Đức. Nhìn đám ruộng trũng quanh năm ngập nước, không cấy lúa được sẽ chuyển sang trồng sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận thấy đó chính là nhiệm vụ, là việc mình cần làm ngay. Tháng 1/2017, nữ nghệ nhân bắt tay vào nghiên cứu làm tơ sen. Cuối năm 2017, bà đã làm được sản phẩm khăn lụa tơ sen.

Người điều khiển con tằm dệt lụa ảnh 3

Nghệ nhân Phan Thị Thuận cẩn thận chăm chút từng nong tằm

Lụa tơ sen bền, chắc, đã được kiểm nghiệm và có đặc tính khác hẳn lụa tơ tằm. Khi quàng, khăn tơ sen áp vào người sẽ thoang thoảng hơi sen- mùi hương thuần khiết và thanh cao, rất quý. “Khi làm lụa tơ sen, tôi nghĩ đến đức Phật đang nhấc chân lên bông hoa sen nở. Hoa sen nở giữa hồ nước nhờ sợi tơ sen. Tôi làm tơ sen để đất nước Việt Nam, ngành tơ lụa Việt Nam có thêm tơ sen. Từ làm tơ sen, người lao động nông nhàn có việc, đó là rút sợi tơ từ cuống sen.

Vậy là người lao động quê hương tôi có thêm việc làm, thêm thu nhập. Năm 2018, tôi cho ra đời khăn tơ sen 100%. Năm 2019, Thủ tưởng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có giao đích danh tôi làm khăn lụa tơ sen để Ban đối ngoại Trung ương mang làm quà tặng khi tham dự Hội nghị Thượng đình G20. Chiếc khăn tơ sen thêu bông hoa sen làm quà tặng đó được dệt từ những sợi tơ sen- lấy từ cuống sen trồng ở cánh đồng sen huyện Mỹ Đức. Niềm tự hào trong tôi rất đỗi lớn lao…”- Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận bộc bạch.

Dệt lụa tơ sen rất cầu kỳ, yêu cầu kỹ thuật cao nhưng đây là sản phẩm rất quý, cũng là điểm nhấn thu hút khách hàng và khích lệ lòng say mê sáng tạo của nghệ nhân dệt lụa tơ sen. Thêm dấu ấn khác biệt nữa, các sản phẩm lụa Phùng Xá là sản phẩm thô, dệt tay, thêu tay, làm theo lối thủ công truyền thống kết hợp một số kỹ thuật hiện đại.

Màu sắc của các sản phẩm lụa Phùng Xá cũng rất đặc biệt, được chế tác hoàn toàn tự nhiên từ các loại lá chứ không sử dụng màu công nghiệp nên bền màu, nhìn rất khác biệt. Đến nay, lụa Phùng Xá được khách hàng trong và ngoài nước biết đến, tin yêu bởi những sản phẩm như: chăn, khăn, gối, lụa trơn, lụa hoa (tơ tằm); tranh lụa, khăn lụa, lụa thô, lụa thổ cẩm (tơ sen); sợi đũi, vải xốp...- nữ nghệ nhân tự hào giới thiệu.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.