Truyền nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu ra mắt album xẩm đầu tay

Sau nhiều năm gắn bó với nghệ thuật hát xẩm, lần đầu tiên Mai Tuyết Hoa - học trò ưu tú của nghệ nhân Hà Thị Cầu ra mắt album “ Xẩm Mai Tuyết Hoa – vol 1”.

Truyền nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu ra mắt album xẩm đầu tay

Album "Xẩm Mai Tuyết Hoa - Vol 1" được Mai Tuyết Hoa và nhóm Xẩm Hà Thành đầu tư nghiêm túc cả về nội dung và hình thức là món quà rất có ý nghĩa mà Mai Tuyết Hoa dành tặng cho những người đã yêu quý và ủng hộ Mai Tuyết Hoa và Nhóm Xẩm Hà Thành trong suốt thời gian qua. Đây cũng là sản phẩm đánh dấu chặng đường hơn 20 năm Mai Tuyết Hoa gắn bó với Xẩm.

Album đầu tiên của Mai Tuyết Hoa gồm 8 bài, từ xẩm cổ truyền cho tới xẩm mang hơi thở cuộc sống hiện đại. Giữ câu xẩm được truyền dạy từ người thầy của mình là cố nghệ nhân Hà Thị Cầu, album không thể thiếu "Công cha ngãi mẹ sinh thành" - tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Mai Tuyết Hoa.

Ngoài ra, album còn có những tác phẩm ngập tràn hơi thở thời đại, nối dài sức sống nghệ thuật hát xẩm trong giai đoạn hiện nay như tác phẩm "Bốn mùa hoa Hà Nội", hay những tác phẩm do chính chị sáng tác như "Chồng say", "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"...

Với mục đích đem xẩm đến gần hơn với thế hệ trẻ và giúp họ hiểu thêm về con đường hình thành nên nghệ thuật xẩm và sự gắn bó gần gũi của xẩm trong cuộc sống, Mai Tuyết Hoa đã khéo léo đưa chất liệu đồng giao vào để xẩm trở nên linh hoạt, dễ nghe và hấp dẫn hơn. Đó là một hành trình đam mê và cống hiến không mệt mỏi của Mai Tuyết Hoa và những đồng nghiệp thân thiết.

Tham dự buổi họp báo ra mắt, NSND Xuân Hoạch chia sẻ: "Album này đã nêu lên những vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ trong cuộc sống nhưng tôi mừng vì Mai Tuyết Hoa dám ra, dám làm, dám chịu trách nhiệm về album này. Mai Tuyết Hoa đã làm đúng tinh thần của xẩm, tự đàn và tự hát".

Tại buổi họp báo, nhà thơ Hồng Thanh Quang mong muốn Mai Tuyết Hoa và những nghệ sĩ hát xẩm cố gắng làm sao để xẩm neo lại được với đời, dù rằng có những biến chuyển của thời cuộc. Mai Tuyết Hoa cảm thấy xẩm đang bị "tủi thân" vì vấn đề truyền thông còn ít, không được quan tâm nhiều, người nghệ sĩ khó sống được với nghề.

Mai Tuyết Hoa đến với hát xẩm kể từ khi chị là cán bộ nghiên cứu tại Viện Âm nhạc Việt Nam năm 1996. Kể từ 1996 đến 1998 một trong những công việc của Mai Tuyết Hoa là ngồi nghe lại những băng tư liệu thu âm các nghệ nhân. Chị đặc biệt ấn tượng với các bài thu âm các nghệ nhân hát xẩm, đặc biệt là nghệ nhân Hà Thị Cầu.

Truyền nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu ra mắt album xẩm đầu tay ảnh 1

Mai Tuyết Hoa biểu diễn tại họp báo

Cũng giai đoạn này, chị được các nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, nhạc sĩ Hạnh Nhân, NSND Xuân Hoạch, NSƯT Văn Ty và nghệ sĩ Thao Giang khuyến khích theo học hát xẩm với chia sẻ đầy tâm huyết của họ là nghệ thuật ca hát dân gian đặc sắc này đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Bên cạnh học các nghệ nhân qua băng thu âm, Mai Tuyết Hoa dành nhiều thời gian về Ninh Bình học hát xẩm với nghệ nhân Hà Thị Cầu.

Chị từng được GS.TS. Trần Văn Khê trao tặng một suất học bổng nhằm ghi nhận tài năng và khuyến khích chị gắn bó với việc gìn giữ phát huy hát xẩm trong tương lai. Cùng với các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ: GS.TS.NGND Phạm Minh Khang, Thao Giang, Hạnh Nhân, Văn Ty, Xuân Hoạch, Thanh Ngoan, Nguyễn Quang Long… Mai Tuyết Hoa tham gia phục hồi hát xẩm và ghi dấu ấn với CD "Xẩm Hà Nội" phát hành tháng 1/2006 như một dấu mốc cho sự hồi sinh của thể loại ca hát dân gian này.

Sau "Xẩm Mai Tuyết Hoa - Vol 1", cũng trong năm nay, Mai Tuyết Hoa tiếp tục cùng các nghệ sĩ phát hành các album chung của Nhóm Xẩm Hà Thành.

Theo Tổ Quốc
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.