Người Lào tổ chức lễ tắm Phật trong Tết cổ truyền Bun Pi May

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào năm nay diễn ra từ ngày 13-16/4, trong đó, Lễ tắm Phật là một trong những hoạt động không thể thiếu trong dịp này.
Người Lào tổ chức lễ tắm Phật trong Tết cổ truyền Bun Pi May

Những ngày này ở thủ đô Viêng Chăn, khắp phố phường như được khoác lên “chiếc áo mới” vàng óng ả và tràn ngập sắc màu của hoa Dokkhoun, loài hoa báo hiệu năm mới đã về trên đất nước "triệu voi".

Khuôn viên các ngôi chùa cũng được trang hoàng cờ, hoa rực rỡ. Những pho tượng Phật được các nhà sư rước ra đặt ở sân để nguời dân và du khách tới thực hiện nghi lễ tắm Phật.

Khi thực hiện nghi lễ này, ai nấy đều cung kính vẩy nước thơm lên các bức tượng. Nước thơm được tạo từ nước, nghệ, dầu thơm và cánh hoa Dokkhoun, loài hoa vàng nở rộ khắp nơi trên đất Lào đúng dịp Bun Pi May. Người Lào tin rằng nghi lễ này sẽ mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.

Bà Touchanhthit Vanhsilalom, một người dân sinh sống ở thủ đô Viêng Chăn, cho biết dù đã 89 tuổi nhưng bà luôn giữ thói quen cùng con cháu đến chùa vào mỗi dịp năm mới để trước là cầu phước, sức khỏe, bình an cho bản thân và gia đình, sau là để con cháu hiểu được những phong tục, tập quán cần phải làm trong ngày Năm mới như tắm Phật, té nước…

Tắm Phật cũng là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật Đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện từ lâu ở Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa. Ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng động Phật giáo ở khắp nơi nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với đức Phật.

Tết cổ truyền Bun Pi May còn có lễ buộc chỉ cổ tay. Đây cũng là phong tục, tập quán tâm linh gắn với đời sống của người dân Lào từ lâu đời và không thể thiếu vào dịp Năm mới với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ. Thông qua việc buộc những sợi chỉ màu, người buộc chỉ muốn gửi gắm hạnh phúc và lời chúc sức khỏe đến người được buộc chỉ.

Tục lệ này tuy đơn giản nhưng phản ánh sâu sắc tính cách hiền hòa của người dân Lào. Họ không cầu cho mình, mà cầu cho người khác. Người Lào quan niệm rằng khi làm điều tốt lành cho người khác, điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với họ. Vì thế, trong suốt ngày Tết, ai nhận được nhiều chỉ buộc cổ tay thì người đó được coi là sẽ gặp may mắn cả năm.

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.