Người Trung Quốc háo hức về quê đón Tết

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chen lấn trên một chuyến tàu chật ních người, ông chủ nhà máy Wang Chunfeng nằm trong số hàng triệu người Trung Quốc đang vội vã trở về đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán sau nhiều năm xa cách do dịch bệnh.
Người Trung Quốc háo hức về quê đón Tết

Cuối tuần này, với việc các biện pháp kiểm soát dịch bệnh cuối cùng đã được dỡ bỏ, hàng triệu hành khách tại một nhà ga ở Thượng Hải đã chen chúc lên các toa tàu hướng đến thành phố Vũ Hán, nơi khởi nguồn của đại dịch COVID-19.

"Ngày mai nhà tôi sẽ có một cuộc đoàn viên lớn", ông Wang hào hứng nói. "Những người còn lại trong gia đình đã khởi hành trước tôi vài ngày. Đây là lần đầu tiên sau 3 năm cả nhà tôi ở bên nhau".

Sự chấm dứt của chính sách "Zero-COVID" đã báo hiệu cho sự trở lại của cuộc sống bình thường tại Trung Quốc, bất chấp làn sóng lây nhiễm đang gia tăng.

Chủ tịch Tập Cận Bình trong tuần này cho biết ông "quan ngại" về tình hình dịch bệnh ở các vùng nông thôn, vốn thiếu thốn vật tư y tế và nguồn lực hạn chế, khi hàng triệu người từ các thành phố đổ về ăn Tết.

Dù có những nguy cơ, nhưng nhiều người vẫn hứng khởi khi lên được tàu.

"Chúng tôi rất nóng lòng được gặp bố mẹ", Li, 35 tuổi, người đang trở về nhà cùng chồng và con để gây bất ngờ cho họ hàng. “Năm nay mua vé tàu rất khó. Để đặt mua được vé, tôi đã đặt đồng hồ báo thức lúc 5 giờ sáng trong suốt một tuần”.

Cặp vợ chồng có một nhà hàng gần Thượng Hải sẽ trải qua chuyến tàu kéo dài 6 tiếng đồng hồ cách xa nhau do không tìm được vé liền kề.

Bình mới rượu cũ

Kể từ khi Vũ Hán bị phong tỏa vào 3 năm trước, một loạt các quy định hạn chế di chuyển và vô số yêu cầu xét nghiệm và cách ly đã khiến việc đi lại khắp Trung Quốc trở nên cực kỳ khó khăn.

Kể từ khi chính phủ đột ngột nới lỏng chính sách kiểm dịch vào đầu tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ du lịch nội địa.

Trong không gian chật hẹp trên tàu, nhiều hành khách treo những chiếc túi nhỏ lên ghế, chỉ một chiếc vali đen khổng lồ cũng đủ chắn ngang lối đi toa tàu.

Người Trung Quốc háo hức về quê đón Tết ảnh 1

Chuyến tàu khởi hành từ Thượng Hải đi Vũ Hán không còn một chỗ trống. Ảnh: AFP

Đặt ba lô trên đầu gối, để vali và túi thể thao dưới chân, một phụ nữ trẻ đang "giết thời gian" bằng cách xem một bộ phim truyền hình trên điện thoại của mình, trong khi một người đàn ông lớn tuổi tranh thủ chợp mắt bên cạnh.

Nhưng có những thói quen cũ khó bỏ, một du khách mặc bộ đồ chống dịch kín mít, nhiều người vẫn giữ thói quen đeo khẩu trang trong khu vực khép kín.

Một nữ tiếp viên định kỳ khử trùng sàn toa, trong khi các thông báo thường xuyên phát đi thông điệp nhấn mạnh rằng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc.

Ding Qiongxia, một người quê Vũ Hán hiện làm việc tại Thượng Hải, lần đầu tiên được về nhà sau 2 năm cho biết cô vẫn hơi lo ngại về tình hình dịch bệnh hiện tại.

"Đối với cha mẹ và người già chưa mắc COVID-19, chúng tôi vẫn cần giữ gìn cho họ", Ding nói.

Theo AFP
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?