Nguồn gốc truyền thống trang trí cây thông dịp Giáng sinh

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Cây thông luôn là một biểu tượng gắn liền với dịp Giáng sinh của người Cơ đốc giáo phương Tây, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nguồn gốc của truyền thống trang trí cây thông vào dịp lễ hội cuối năm này.

Nguồn gốc truyền thống trang trí cây thông dịp Giáng sinh

Một điều chắc chắn đó là con người đã sử dụng cây để trang trí trong các dịp lễ hội mùa đông trong hàng nghìn năm qua, rất lâu trước khi Cơ đốc giáo ra đời.

Những người ngoại đạo ở châu Âu đã sử dụng những cành cây linh sam để trang trí nhà cửa và làm tinh thần của họ trở nên tươi sáng hơn trong ngày đông chí.

Người La Mã ban đầu sử dụng các loại cây thông để trang trí các ngôi đền của họ tại lễ hội Saturnalia, trong khi người Ai Cập cổ đại sử dụng cây cọ xanh như một phần của sự thờ cúng thần Ra của họ.

Tiến sĩ Dominique Wilson từ Đại học Sydney (Úc) cho biết: “Ý tưởng mang cây thông vào nhà tượng trưng cho khả năng sinh sản và cuộc sống mới nảy mầm trong bóng tối của mùa đông.

"Đây cũng là nguồn gốc cho những ý tưởng về cây ô rô, cây thường xuân và cây tầm gửi bởi vì chúng là những loài thực vật ít ra hoa vào mùa đông nên chúng có ý nghĩa đặc biệt. Vì vậy, ý tưởng mang cây thông vào nhà bắt đầu từ đó và cuối cùng phát triển cho tới ngày nay", bà Wilson chỉ ra.

Từ phong tục ngoại giáo đến Cơ đốc giáo

Có một số giả thuyết và truyền thuyết về việc làm thế nào mà cây thông trở thành biểu tượng của người Cơ đốc giáo.

Câu chuyện phổ biến nhất là vào thế kỷ thứ 8, một tu sĩ người Anh tên Boniface đã đến vùng đất ngày nay là nước Đức để truyền đạo.

Nguồn gốc truyền thống trang trí cây thông dịp Giáng sinh ảnh 1

Tranh vẽ cảnh Boniface đốn gục cây sồi khổng lồ ở Đức vào đầu thế kỷ thứ 8.

"Khi đó, Boniface đã bắt gặp một số người Đức bản địa thực hiện một cuộc hiến tế dưới gốc cây sồi, loài cây vốn là vật linh thiêng đối với thần Thor", Tiến sĩ Wilson nói. "Boniface giật lấy chiếc rìu của mình và chặt cây để ngăn những người ngoại giáo thờ thần Thor. Đám đông sau đó đã chờ đợi thần sấm sét Thor trừng trị kẻ liều lĩnh này, nhưng Boniface không hề bị sét đánh".

Do đó, Boniface đã tận dụng tâm lý hoang mang của đám đông để cải đạo cho người bản địa. Sau đó, truyền thuyết kể rằng một cây thông đã mọc ra từ cây sồi bị chặt đổ.

Đáng chú ý, loại cây này có hình tam giác, khiến các tín đồ Cơ đốc giáo liên tưởng tới hình ảnh Chúa Ba ngôi, từ đó nảy sinh ý tưởng rằng loài cây này nên là biểu tượng của Chúa và sự sống mới.

"Đó là một trong những nguồn gốc chính của cây thông Noel và truyền thống mang cây này vào nhà trang trí trong dịp Giáng sinh", theo Tiến sĩ Wilson.

Truyền thống lâu đời của Đức

Cây thông Noel hiện đại xuất hiện ở miền Tây nước Đức trong thế kỷ 16 khi những người theo đạo Cơ đốc mang cây vào nhà và trang trí chúng bằng bánh gừng, các loại hạt và táo.

Phong tục này trở nên phổ biến trong giới quý tộc và lan rộng đến các gia đình hoàng gia trên khắp châu Âu vào đầu thế kỷ 19.

Nguồn gốc truyền thống trang trí cây thông dịp Giáng sinh ảnh 2

Bức tranh vào thế kỷ 19 của họa sĩ người Đức Franz Kruger về hai cha con đang chặt cây thông trong rừng.

Khi người Đức di cư đến các nơi khác trên thế giới, truyền thống này cũng lan rộng. Nhưng ở những nơi như Mỹ, việc trang trí cây thông Noel thường được coi là một phong tục ngoại giáo cho đến giữa thế kỷ 19.

Phổ biến nhờ Hoàng gia Anh

Mặc dù cây thông Noel có nguồn gốc từ Đức, nhưng chính Nữ hoàng Victoria và Hoàng thân Albert của Anh đã phổ biến nó vào những năm 1840 và 1850.

Mẹ của Victoria, Công chúa Victoria của xứ Saxe-Coburg-Saalfeld, vốn là người Đức nên tuổi thơ của bà lớn lên với hình ảnh cây thông được trang trí vào dịp Giáng sinh.

Nhưng ý tưởng trang trí toàn bộ cây thông không phổ biến ở Anh cho đến khi bức vẽ gia đình hoàng gia ăn mừng xung quanh cây thông Giáng sinh được trang trí trong lâu đài Windsor được tờ Illustrated London News xuất bản năm 1848.

Nguồn gốc truyền thống trang trí cây thông dịp Giáng sinh ảnh 3

Hình minh họa Nữ hoàng Victoria và Hoàng thân Albert cùng các con xung quanh cây thông Noel được đăng trên tờ Illustrated London News năm 1848.

Cặp đối Victoria và Albert vốn là những người nổi tiếng nhất thế giới và chẳng bao lâu sau mỗi ngôi nhà ở Anh đều có một cái cây thông trang trí với nến và đồ ngọt.

Hình ảnh tương tự đã được xuất bản hai năm sau đó tại Mỹ trong cuốn Sách Quý bà của Godey - mặc dù vương miện của Victoria và bộ ria mép của Albert đã được loại bỏ để làm cho hình ảnh mang đậm chất Mỹ hơn.

Đây là bức tranh đầu tiên được lưu hành rộng rãi về cây thông Noel thường xanh được trang trí ở Mỹ và ngay sau đó cây thông Noel đã trở nên thịnh hành trên toàn thế giới.

Theo ABC News
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?