Nguy cơ khủng hoảng sau vụ bắt giữ cựu Thủ tướng Pakistan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cựu Thủ tướng Imran Khan đã bị bắt giữ hôm thứ Ba bên ngoài một tòa án ở thủ đô Islamabad liên quan đến các cáo buộc tham nhũng. Động thái này khiến nhiều người lo ngại Pakistan lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội.
Nguy cơ khủng hoảng sau vụ bắt giữ cựu Thủ tướng Pakistan

Phát biểu trước giới báo chí, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Rana Sanaullah khẳng định rằng lệnh bắt giữ ông Khan - thủ lĩnh phe đối lập trên chính trường Pakistan, đã được Cục Trách nhiệm Giải trình Quốc gia ban hành vào ngày 1/5 vì các cáo buộc tham nhũng. "Ông Khan đã không hợp tác với văn phòng và do đó bị bắt giữ", ông Sanaullah nói.

Một số người cho rằng vụ bắt giữ mang động cơ chính trị. Tahir Malik, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Ngôn ngữ Hiện đại Quốc gia ở Islamabad, cho biết "phe đối lập đã bị biến thành nạn nhân chính trị giống như khi ông Imran Khan nắm quyền".

Trước vụ bắt giữ hôm thứ Ba, ông Khan đã từng hai lần đối mặt với nguy cơ bị bỏ tù. Lần gần nhất là vào tháng 3, khi đám đông những người ủng hộ đã ngăn chặn cảnh sát bắt giữ vị cựu Thủ tướng.

Pakistan đã sa lầy vào bất ổn chính trị kể từ khi ông Imran Khan bị lật đổ khỏi vị trí thủ tướng vào tháng 4 năm 2022 trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Vị chính gia này cáo buộc một quan chức quân đội cấp cao đã dàn dựng kế hoạch ám sát ông vào năm ngoái, khiến ông bị trúng đạn ở chân.

Nguy cơ khủng hoảng sau vụ bắt giữ cựu Thủ tướng Pakistan ảnh 1

Một chiếc xe cảnh sát bị bốc cháy tại thủ đô Karachi sau vụ biểu tình phản đối vụ bắt giữ ông Imran Khan. Ảnh: Nikkei Asia

Hôm thứ Hai, quân đội Pakistan khẳng định rằng những cáo buộc của ông Khan là "cực kỳ đáng tiếc, đáng trách và không thể chấp nhận được".

Trong bối cảnh bất ổn, Tòa án Tối cao Pakistan đã yêu cầu tỉnh Punjab, tỉnh lớn nhất của Pakistan, tổ chức bầu cử vào ngày 14/5, một quyết định nằm ngoài quyết định của chính phủ.

Pakistan đang trên bờ vực vỡ nợ sau sự chậm trễ kéo dài trong việc nhận 1,1 tỷ USD viện trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đầu tuần này, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's Investors Service đã cảnh báo rằng ngay cả khi Pakistan nhận được gói cứu trợ đó, thì sau tháng 6, nước này sẽ cần một gói cứu trợ khác.

Giáo sư Tahir Malik cho biết việc bắt giữ ông Khan sẽ gây chia rẽ xã hội Pakistan. "Từ năm 2008, đã có sự đồng thuận rằng mọi quốc hội sẽ hoàn thành nhiệm kỳ của mình và sự đồng thuận đó dường như đã biến mất".

Sabookh Syed, một nhà phân tích chính trị tại Islamabad, cũng đồng tình với nhận định trên. Ông Syed nói rằng vụ bắt giữ và hậu quả của nó sẽ thử thách chính phủ hiện tại, đảng đối lập của ông Khan và giới tướng lĩnh quân đội. Ông cũng chỉ ra khả năng đảng của Khan, Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI), có thể sụp đổ nếu thiếu đi nhà lãnh đạo chủ chốt.

"Liệu PTI có thể tồn tại và hoạt động khi ông Khan đứng sau song sắt không? Nhưng việc ông Khan bị bắt có thể giúp đánh bóng vị thế chính trị cá nhân", ông Syed chỉ ra.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?