Nguy cơ phổi bị tổn thương phổi rất lâu sau khi mắc COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Radiology, một số người đã bình phục sau khi bị viêm phổi do mắc COVID-19 đã có kết quả chụp cộng hưởng từ (CT) cho thấy các tổn thương ở phổi vẫn còn kéo dài cả 1 năm sau khi có các triệu chứng viêm.
Chụp CT chỉ cho thấy cấu trúc của phổi, nhưng kỹ thuật MRI chuyên biệt có thể cho thấy tình trạng hoạt động của cơ quan này. (Ảnh minh hoạ)
Chụp CT chỉ cho thấy cấu trúc của phổi, nhưng kỹ thuật MRI chuyên biệt có thể cho thấy tình trạng hoạt động của cơ quan này. (Ảnh minh hoạ)

Dịch COVID-19 đã làm gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe hậu nhiễm. Các tác động ngắn hạn của COVID-19 trên phổi, như viêm phổi, hiện đã rõ nhưng chúng ta chưa biết nhiều về các tác động lâu dài của COVID-19 đến bộ phận tối quan trọng của hệ hô hấp này.

Trong nghiên cứu tại Áo về diễn biến của bệnh phổi ở các bệnh nhân từng mắc COVID-19, các nhà nghiên cứu đã xem xét các cơ sở và tỷ lệ tăng bất thường ở phổi qua hình ảnh CT ở các bệnh nhân 1 năm sau khi mắc viêm phổi do COVID-19. Kết quả cho thấy những bất thường về phổi vẫn tồn tại ở 49 trong số 91 bệnh nhân được nghiên cứu (tức 54%). Trong số bệnh nhân này, 2 người (4%) được điều trị ngoại trú, 25 người (51%) được điều trị trong viện và 22 người (45%) phải điều trị tích cực.

Đồng tác giả nghiên cứu, bà Anna Luger, Khoa Phóng xạ học tại Đại học Y Innsbruck (Áo), cho biết: “Các bất thường về phổi được quan sát trong hình ảnh CT đã cho thấy tế bào phổi bị tổn thương. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu các tổn thương này có để lại sẹo vĩnh viễn hay không và liệu chúng có giảm dần theo thời gian, hay sẽ dẫn tới xơ hóa phổi”.

Trong nghiên cứu, các bất thường ở phổi thể hiện trên CT giảm trong thời gian đầu sau bình phục, 63% bệnh nhân không tăng các bất thường về phổi sau 6 tháng. Nhưng với những người trên 60 tuổi, mắc COVID-19 nặng và là nam giới, các bất thường ở phổi kéo dài suốt 1 năm.

Đồng tác giả nghiên cứu, ông Leonhard Gruber, Khoa Phóng xạ học tại Đại học Y Innsbruck, cho biết bằng chứng từ đợt bùng phát dịch SARS-CoV-1 năm 2002-2004 cho thấy vẫn có thể phát hiện những bất thường ở phổi sau nhiều thập kỷ, nhưng chúng không phát triển. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây thì nguy cơ các tổn thương ở phổi tiếp tục tiến triển.

Một đồng tác giả khác, ông Christoph Schwabl, cũng ở Đại học Y Innsbruck, cho biết: “Trong một nghiên cứu lâm sàng công bố gần đây của nhóm làm việc liên khoa CovILD, chúng tôi đã phát hiện mức độ mắc COVID-19 nặng, tình trạng viêm kéo dài và sự xuất hiện của các bất thường CT ngực hậu COVID-19 có liên quan mật thiết đến việc suy giảm chức năng phổi kéo dài và các triệu chứng lâm sàng”.

Nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của cộng hưởng từ trong việc giúp xác định các bệnh nhân có nguy cơ trải qua các hậu quả của COVID-19 và hỗ trợ kịp thời. Tác giả chính của nghiên cứu trên, ông Gerlig Widmann, trưởng khoa cộng hưởng từ lồng ngực tại Đại học Y Innsbruck, cho biết: “Việc theo dõi lâu dài, cả về mặt lâm sàng và qua chụp CT, là cần thiết để có được thông tin về diễn biến của các tổn thương ở phổi hậu COVID-19”.

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
(Ngày Nay) - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
(Ngày Nay) - Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, tháng 1/2025, Viện cần khoảng 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị trước, trong dịp Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi tuần Viện cần khoảng 9.500 đơn vị máu nhưng nhu cầu của những tuần sát Tết có thể lên đến 10.000 – 10.500 đơn vị/tuần, trong đó nhóm máu O chiếm khoảng 50% tổng lượng máu cần thiết.
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(Ngày Nay) - Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
(Ngày Nay) - Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết xuất khẩu sầu riêng của nước này sang thị trường Trung Quốc đang gặp trở ngại do một vấn đề mới phát sinh trong quá trình kiểm tra hải quan.