Gây mất ngủ
Nguy hại đầu tiên do việc ngồi lâu một chỗ đó là gây mất ngủ. Sở dĩ như vậy, vì ngồi lâu một chỗ kéo dài khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém nhịp nhàng, gây rối loạn sinh học, thần kinh căng thẳng, làm giấc ngủ bị ảnh hưởng, ngủ chập chờn, không sâu giấc, rất mệt mỏi.
Ảnh hưởng đến lưu thông máu
Nếu bạn ngồi liên tục trong 3-4 tiếng trở lên, ít vận động, quá trình lưu thông máu trong cơ thể bạn sẽ bị ảnh hưởng và khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng chậu và vùng chi dưới.
Gây béo phì
Bên cạnh đó, ngồi lâu một chỗ, ít vận động chính là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, đặc biệt là nguy cơ tăng kích cỡ vòng 2 đối với chị em phụ nữ.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Không những thế, khi ngồi lâu một chỗ, cơ bắp đốt cháy ít chất béo và chảy máu chậm chạp hơn, tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, axit béo dễ dàng làm tắc nghẽn tim, dẫn đến bệnh tim mạch, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa
Việc ngồi lâu một chỗ, cơ thể thiếu vận động sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến việc biếng ăn, ăn uống kém ngon, hay bị chứng đầu hơi, chướng bụng, khó tiêu, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Từ đó, nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể hạn chế làm cho sức khỏe ngày càng suy yếu.
Tăng nguy cơ mắc bệnh về thận
Đôi khi do áp lực công việc bận rộn, phải ngồi lâu một chỗ để giải quyết khiến mọi người quên việc phải uống nhiều nước mỗi ngày. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận, không những thế nó còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây ra các bệnh về da như viêm da, vàng da, nám da….
Gây tổn thương vùng đầu, cổ, cột sống
Việc ngồi một chỗ quá lâu còn gây tổn thương vùng đầu, cổ, cột sống. Tình trạng này thường gặp ở nhân viên văn phòng do thói quen ngồi lâu một chỗ hàng giờ liền. Không những thế, ngồi lâu một chỗ còn làm thoái hóa sụn đệm cột sống chèn ép dây thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống, từ đó dẫn đến ra các loại bệnh như đau đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn não.
Tính năng động giảm dần
Việc thường xuyên ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài sẽ gây tác động xấu đến trí não, trí tuệ, làm mất đi tính nhanh nhạy, phản ứng kém hiệu quả. Hơn nữa, khi đã quá quen với việc ngồi lâu một chỗ nên dần dần cơ thể trở nên lười vận động, mất đi tính nhanh nhẹn, năng động vốn có, gây ra những trì trệ trong công việc và cuộc sống.
Suy giảm tuổi thọ
Nguy cơ tử vong của những người có thói quen ngồi lâu một chỗ luôn luôn cao hơn những người khác.Theo một nghiên cứu cho thấy khi giảm thời gian ngồi xuống dưới 3 tiếng một ngày, tuổi thọ dự tính sẽ tăng lên đến 2 năm và ngược lại.
Chính vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn bạn hãy điều chỉnh thói quen ngồi lâu một chỗ bằng cách thường xuyên vận động và thay đổi tư thế làm việc thường xuyên. Làm như vậy không chỉ phòng ngừa được các tác hại kể trên mà còn giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Ăn canh thế nào cho đúng cách?
Những lưu ý khi cạo gió bạn không nên bỏ qua
Nguy hại khôn lường khi ăn tối không đúng cách
Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường