Bưởi là một loại quả quen thuộc với mọi người, nhiều người rất thích ăn bưởi bởi mùi vị rất dễ ăn, lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Thành phần của bưởi có chứa đường, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, PP và tinh dầu nằm ở vỏ, thành phần chủ yếu là xitronelol. Hạt bưởi chứa một loại este, dầu, prôtit, chất xơ... Chất glucôxit trong vỏ bưởi có tác dụng chống viêm, chống vi trùng; nước quả tươi có thể làm hạ đường trong máu.
Bưởi vị ngọt hơi chua, tính hàn, có công hiệu đối với tiêu hóa, điều chỉnh khí huyết, làm tan đờm, giải độc do uống rượu. Có thể trị các triệu chứng ăn không tiêu, chướng bụng, buồn nôn, ho nhiều đờm, người uống quá nhiều rượu bị say.
Vỏ bưởi vị ngọt pha đắng và cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu thực, tan đờm, chống tức ngực do ho, có thể dùng cho các bệnh như ho nhiều đờm, ăn không tiêu, tức ngực, đau chướng bụng do lạnh. Nhân hạt bưởi có thể dùng chữa sa ruột.
Bưởi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Hoa bưởi đào vị đắng, cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu phong hàn, phong thấp, tan đờm, tiêu thức... trị các chứng phong hàn, ho, ngứa cổ họng, ăn không tiêu, tức ngực, buồn nôn...
Uống thuốc với nước ép bưởi vô cùng nguy hiểm
Cũng bởi bưởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nên nhiều người thường có suy nghĩ có thể ăn bưởi bất cứ lúc nào, không chú ý đến việc bưởi kỵ với những thứ gì và nếu ăn sai cách sẽ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đế sức khỏe.
Và một trong những sai lầm khi sử dụng bưởi là uống thuốc với nước ép bưởi. Nhiều người không biết rằng nhiều loại thuốc được bán trên thị trường có thể phản ứng với các nước ép bưởi gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể đột tử.
Theo các công trình nghiên cứu dược phẩm mới và các đơn thuốc của Hiệp hội Dược sĩ Canada, trong số 85 loại thuốc được phát hiện là phản ứng với nước ép bưởi, có 43 thuốc gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng, trong đó có đột tử, suy thận cấp tính, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, ức chế tủy xương ở những người có hệ miễn dịch kém.
Các tác giả cũng lưu ý toàn bộ bưởi, các loại trái cây hoặc chỉ 200ml nước ép bưởi và các loại quả có múi như cam Seville, chanh đều dẫn tới phản ứng với thuốc. Daivid Bailey đã tự mình thử nghiệm phản ứng giữa nước bưởi và một loại thuốc.
Các bác sĩ nói rằng phản ứng phụ không xảy ra với tất cả các loại thuốc mà chỉ xảy ra với các loại thuốc có đặc điểm cơ bản sau: Thuốc uống qua đường miệng; Tỷ lệ phần trăm hấp thụ thuốc hoặc “tiêu hóa sinh học” rất thấp hoặc dưới mức trung bình; Thuốc được chuyển hóa bởi enzyme cytochrome P450 3A4.
Những người không nên ăn bưởi
Người uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol
Những đối tượng kể trên muốn đảm bảo an toàn thì sau 48 giờ thôi không dùng thuốc (hút thuốc, uống rượu..) mới được ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, bởi vì trong nước bưởi có chứa chất Puranocoumarin làm tăng giáng hoá Cyt P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm thay đổi tác dụng của thuốc hoặc làm tăng độc tính của thuốc, của nicotin, ethanol, hại cho sức khoẻ.
Bệnh nhân tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.
Những người đang uống thuốc tránh thai
Bưởi khiến nồng độ estradiol trong cơ thể, do đó, khiến tác dụng phụ của thuốc tránh thai trở nên trầm trọng hơn.
Một trong những biểu hiện đáng sợ nếu sử dụng thuốc tránh thai mà vẫn thường xuyên ăn bưởi đó là làm mất cân bằng hormone.
Quỳnh Mai (t/h)