Nhật Bản phê chuẩn Hiệp định RCEP

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 25/6, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Nhật Bản phê chuẩn Hiệp định RCEP

Nội các Nhật Bản đã phê chuẩn RCEP, qua đó hoàn tất mọi thủ tục trong nước cần thiết để thông qua hiệp định này. Đây sẽ là thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhật Bản có sự tham gia của cả Trung Quốc và Hàn Quốc - đối tác thương mại lớn nhất và lớn thứ ba của nước này.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Hiroshi Kajiyama cho biết hiệp định sẽ tăng cường mối liên kết giữa Nhật Bản và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vốn là một trung tâm tăng trưởng của thế giới. Đồng thời, RCEP sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi có hiệu lực.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu rõ, Tokyo đã gửi văn kiện phê chuẩn của mình lên Ban Thư ký ASEAN, trở thành thành viên thứ 3 thông qua hiệp định này trong nỗ lực đưa RCEP có hiệu lực vào cuối năm nay. Thay mặt các nước thành viên RCEP, Ban Thư ký ASEAN sẽ xử lý các thủ tục triển khai hiệp định.

Chính phủ Nhật Bản ước tính hồi đầu năm rằng RCEP có thể nâng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thêm khoảng 2,7%.

RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 và sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày được ít nhất sáu nước ASEAN và ba quốc gia thành viên khác của hiệp định phê chuẩn. Trong số các bên ký kết, Singapore và Trung Quốc đã hoàn tất các thủ tục.

Hiện RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao trùm một thị trường khổng lồ gồm 2,27 tỷ dân với tổng GDP là 26.000 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu là 5.200 tỷ USD.

RCEP sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 91% lượng hàng hóa và ban hành các quy định chung về đầu tư và sở hữu trí tuệ, nhằm thúc đẩy thương mại tự do giữa các nước thành viên.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.