Nhật ký dâu mới ngày Tết: Đau đầu chuyện lì xì

Những người đầu tiên đến chúc Tết, mình ra để tiếp và lì xì vì được chồng giao nhiệm vụ. Có 5 đứa thì mừng tuổi cả 5 chứ biết đâu mà bỏ sót. Thế mà, chúng nó vừa về, mẹ chồng đã ra dặn sau chỉ mừng tuổi đứa nhỏ, đứa nào lớn thì thôi. Mình nghe cũng vâng dạ cho xong.
Nhật ký dâu mới ngày Tết: Đau đầu chuyện lì xì

Nhật ký: Ngày nghỉ Tết đầu tiên ở quê của dâu mới

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đấu tranh để được ngủ lại nhà bố mẹ đẻ

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đêm giao thừa nhớ bố mẹ biết bao

... Đêm ngủ muộn, những tưởng sáng mùng 1 được nằm thêm một chút, cuối cùng, 6h30 sáng vẫn bị mẹ chồng đập cửa gọi dậy. Mẹ già không ngủ nhiều thì để cho con dâu ngủ chứ, mẹ làm cả ngày ai mà đủ sức khỏe theo được. Mình tỉnh giấc, vẫn ngái ngủ, người thì đau ê ẩm. Trời mưa phùn, càng khiến mình muốn ngủ thêm. Dậy lại phải chuẩn bị mâm cơm cúng rồi. Nhìn thấy mình là mẹ chồng sai việc luôn. Nấu món này, nấu món kia, mình lóng ngóng quá.

Cuối cùng, với sự trợ giúp của chồng, mình cũng sắp xong mâm cơm cúng. Ngồi ăn bữa cơm đầu năm, còn thiếu vài đồ chưa lấy, mẹ chồng luôn miệng nói quên, ngay sau đó, bố chồng lên giọng bà thế này thế kia. Chưa kể, bố chồng ngồi khệnh khạng một chỗ, sai đủ điều. Mình thấy vậy đành phải đứng lên lấy. Nói nhẹ nhàng, mình đang ăn còn muốn đi. Đằng này, cứ cái giọng sai khiến nghe mà thấy khó chịu, ăn mất cả ngon. Thế mà bố chồng cao giọng, mẹ chồng vẫn không nói gì. Mình không hiểu sao sức chịu đựng của bà lại tốt đến vậy. Còn ông bố chồng, đúng là người đàn ông thời phong kiến luôn. Trước khi cưới, mẹ mình đã nghe ngóng được thông tin rằng nơi chồng mình sinh sống vẫn nặng tư tưởng phong kiến, mẹ cấm mãi chẳng được. Ngày đầu về nhà thăm, mình đã linh cảm được rằng bố chồng là người gia trưởng, ấy mà cái số khó tránh. Đã thế, chồng cứ nói chỗ anh tiên tiến lắm, mình tin một cách ngu ngốc, giờ chịu khổ không dám nói nhiều với mẹ đẻ.
Thấy mẹ chồng bảo mùng 2 sang nhà ngoại, bố chồng bảo không, phải sang nhà cụ tổ bên nội. Mẹ chồng nói tiếp rằng, phải chúc Tết bố mẹ mình trước, các chỗ khác tính sau. Thế mà bố chồng khùng lên, bảo không việc gì phải nghe mẹ cả. Đấy, bố mẹ vợ mà coi thường như thế, bảo sao chồng mình cũng bị ảnh hưởng, cũng không dám thể hiện sự quan tâm đến nhà ngoại. Lần nào vợ chồng mình về thăm, bố chồng cũng tỏ ra nghi ngờ chắc vợ chồng mình lên nhà ngoại trước rồi mới về nên mới muộn như vậy. Mình bảo không, khỏi cần giải thích nhiều.

Chồng mình bị ảnh hưởng phần nào tư tưởng của bố, cũng may là chỉ phần nào. Tức là cái thói luôn cho mình đúng, vợ nói gì cũng át vợ luôn. Thảo nào, về nghỉ Tết, chồng cũng không dám lên chúc Tết nhà ngoại ngay mà phải chờ được phép. Nhưng cũng may, chồng mình thoát khỏi cái lũy tre làng hơn chục năm nay rồi, nên còn bình đẳng nam nữ hơn. Ít ra, chồng không kiểu sai vợ như thế, hay sau này mới thế thì không biết. Chồng mình còn động tay vào giúp vợ việc nhà chứ riêng bố chồng chỉ ngồi một chỗ nhưng tha hồ mà sai khiến, mà chê trách mẹ. Thấy thương mẹ chồng ghê, chắc nhiều năm nay phải chịu đựng cảnh thiệt thòi này.

Nhật ký dâu mới ngày Tết: Đau đầu chuyện lì xì - anh 1
Những người đầu tiên đến chúc Tết, mình ra để tiếp và lì xì vì được chồng giao nhiệm vụ. Có 5 đứa thì mừng tuổi cả 5 chứ biết đâu mà bỏ sót. Thế mà, chúng nó vừa về, mẹ chồng đã ra dặn sau chỉ mừng tuổi đứa nhỏ, đứa nào lớn thì thôi. Mình nghe cũng vâng dạ cho xong. Đến lúc sau, có 2 đứa cháu hàng xóm, gần sát nhà. Chồng dặn mình chỗ thân cận thì mừng tuổi các cháu cao hơn những đứa hàng xóm khác. Mình nghe lời chồng, cũng thoải mái thôi, lì xì như chồng đã dặn. Không biết rằng, mẹ chồng đứng còn nhìn theo xem mình lì xì bao nhiêu. Mình cầm tiền giấu trong tay, mà lúc chúng nó cầm tiền, mẹ chồng vẫn nhìn thấy được. Lúc sau có vài đứa cháu nhỏ khác, mình vừa cầm tiền ra khỏi cửa phòng, mẹ chồng đã vào dặn lì xì ít thôi chứ đừng lì xì nhiều tiền như hai đứa trước. Mình cũng vâng cho xong lần, khỏi tranh cãi nhiều. Đấy, tiền của mình là bỏ ra lì xì cũng bị soi mói thế đấy. Dâu mới nên phải đi giới thiệu với họ hàng, tiền lì xì bao nhiêu cũng hết.
Chiều mùng 1, nhà chồng có khách. Mẹ chồng biết có con dâu thật biết tạo điều kiện cho mình. Thế là bố mẹ chồng cứ đi chúc Tết thôi, bảo vợ chồng mình ở nhà mà chuẩn bị cơm khách. Chồng biết mình chẳng làm được nhiều món nên cùng mình làm. Sau bữa cơm, lại dọn dẹp, rửa bát. Ngày mùng 1 Tết đến là mệt, chứ chả vui gì. Các chị chồng định mùng 2 Tết sang chúc Tết, chắc bố mẹ chồng bảo mùng 2 mình lên ngoại nên các anh chị sang luôn từ mùng 1. Thế là tưởng thoát được việc nấu nướng ngày mùng 2, cuối cùng lại thêm lần nữa phải nấu cho ngày mùng 1. Khổ thân mình, đã vụng về, không biết làm, lại lấy phải nhà mà bố mẹ chồng già. Chắc người ta chỉ chờ lấy mình về để có người sai, người làm việc đỡ. Con dâu không làm chẳng nhẽ lại để mẹ già làm, thật khó quá đi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.