Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đấu tranh để được ngủ lại nhà bố mẹ đẻ

Mẹ bảo tối cứ ngủ lại, không phải sợ ai hết. Thế là chồng nghe lời mẹ, gọi điện về bảo với bố mẹ chồng rằng tối nay không về. Sướng quá, buổi tối vợ chồng đi thăm cô chú, họ hàng rồi về nói chuyện với bố mẹ. Đúng thật là không đâu thoải mái bằng nhà mình, không ai yêu thương mình vô hạn như bố mẹ đẻ mình.
Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đấu tranh để được ngủ lại nhà bố mẹ đẻ

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Phải làm sao khi mẹ chồng bảo đi làm ruộng?

... Cứ tưởng ngủ ngon, không ngờ lại bị tỉnh giấc. Sau một ngày đi lại, làm nhiều việc linh tinh, đặt lưng xuống là mình ngủ tít. Đang ngủ thì thấy lục đục phía nhà ngoài. Thì ra bố chồng bị ho, tỉnh giấc, không ngủ được. Rồi tiếng chó cắn thỉnh thoảng lại khiến mình giật mình. Đến lúc hình như gần sáng, lại có tiếng lợn kêu, chồng bảo nhà người ta thịt lợn. Thế là từ lúc đó, thấy bố mẹ chồng nằm phòng bên cạnh có vẻ đã tỉnh giấc, mình cũng khỏi ngủ tiếp. Nhìn điện thoại, 6 giờ sáng mà hình như mẹ chồng đã dạy rồi, mình biết thế, cố tình ngủ tiếp. Vài phút sau thấy mẹ chồng đập cửa gọi dậy.

Cả ngày hôm qua đã mệt như vậy, bao nhiêu việc mà đêm muộn mới được ngủ, lại bị tỉnh giấc mấy lần, thế mà hơn 6h đã gọi mình dậy. Đúng thật là mẹ chồng không tâm lý gì cả. Đáng lẽ thấy con như vậy để cho nó ngủ thêm một tiếng có phải có sức mà lo chuẩn bị Tết hay không. Chẳng hiểu dậy sớm để làm gì mà cứ bắt mình phải dậy trong trạng thái ngáp ngủ như vậy. Dậy xong, lại đi rửa ấm chén, quét nhà, quét sân, nấu ăn sáng. Mình cố làm nhanh để lên nhà ngoại. Ai ngờ, xong việc chờ đi thì chồng bảo hôm nay nhà chị gái chồng thịt lợn, phải sang đó giúp rồi ở lại ăn cơm. Thế mà tối qua bố gọi điện bảo sáng nay lên nhà thì chồng vâng, dạ rõ to, để rồi giờ chẳng thực hiện. Mình lại phải theo, lòng không vui chút nào.
Bình thường ở nhà chẳng phải làm, giờ sang nhà chị gái chồng không ngồi yên nổi một lúc. Người này bảo làm việc này, người kia bảo làm việc kia. Mình đã cố gắng hết sức mà người ta cứ nói rõ khó nghe. Toàn những thứ mình không phải làm bao giờ, sao mà biết được. Anh rể còn nói bóng gió ý chê mình chậm, sướng quen. Ừ thì chỉ có mỗi việc học, có phải làm đâu mà biết. Làm thì mệt, ăn được bao nhiêu đâu. Ăn xong lại ngồi rửa đống bát rồi chán chê mới được về.

Hỏi chồng có lên nhà ngoại không, chồng bảo cứ bình tĩnh. Trời, 29 Tết rồi còn bình tĩnh nỗi gì nữa. Trong khi đó, mẹ gọi điện có vẻ buồn, mẹ hỏi hay vợ chồng không cần lên ngoại nữa. Thế là mẹ giận rồi, mình càng buồn thêm vì nghĩ chồng bỏ bê nhà ngoại. Mọi người hỏi, giục đi chúc Tết nhà ngoại, chồng mới chở mình đi. Vừa ngồi lên xe máy, bố chồng đã bảo tối về chứ không được ngủ lại. Chồng cũng bảo thôi về hôm nào lên sau chứ không làm trái ý bố mẹ chồng được.

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đấu tranh để được ngủ lại nhà bố mẹ đẻ - anh 1
Mình chẳng mang quần áo, cũng định tối sẽ về. Nhưng thấy bố chồng nói thế sao mà thấy khó chịu quá đi. Tư tưởng cổ hủ vừa thôi chứ, ngủ lại thì có làm sao. Từ ngày lấy chồng chưa được ngủ lại nhà mẹ đẻ lần nào mặc dù mẹ luôn hỏi xem tối vợ chồng mình có ngủ lại hay không. Lên nhà ngoại, vừa nhìn thấy bà mình đã chảy nước mắt, ôm lấy bà. Bình thường bà cháu hay thủ thỉ nói chuyện nhưng chưa bao giờ ôm ấp tình cảm cả. Cảm xúc vỡ òa khi năm nay mình đã đi làm dâu, không cùng bà đi phiên chợ 29 Tết nữa.
Gọi mẹ về nhà, mẹ hỏi han tình hình đón Tết bên nhà chồng. Mình vẫn ấm ức, nhân tiện kể một loạt tội của chồng, cả chuyện mẹ chồng gọi dậy rõ sớm, chuyện bảo đi xới đất gì đó... Mẹ mình không kiềm chế được, cảm giác bực bội và nói không chấp nhận được kiểu đối xử đó của mẹ chồng. Mẹ bảo lát nữa sẽ bảo cho chồng biết để về mà lựa, chứ mẹ chồng không thể lấy tiêu chí các cụ ngày xưa mà áp đặt lên mình. Mẹ bảo tối cứ ngủ lại, không phải sợ ai hết. Thế là chồng nghe lời mẹ, gọi điện về bảo với bố mẹ chồng rằng tối nay không về. Sướng quá, buổi tối vợ chồng đi thăm cô chú, họ hàng rồi về nói chuyện với bố mẹ. Đúng thật là không đâu thoải mái bằng nhà mình, không ai yêu thương mình vô hạn như bố mẹ đẻ mình.
Còn nữa

>>> Xem thêm:

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đêm giao thừa nhớ bố mẹ biết bao

Nhật ký dâu mới ngày Tết: Đau đầu chuyện lì xì

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.