Nhiễm độc thạch tín vì thói quen xông nhà bằng dược liệu

(Ngày Nay) - Chỉ vì thói quen xông nhà bằng các loại bột, các loại dược liệu không rõ nguồn, gốc anh N.V.T, 39 tuổi, ngụ Lâm Đồng đã suýt tử vong vì bị nhiễm độc thạch tín với hàm lượng cao hơn 300 - 500 lần so với quy định.
Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân bị nhiễm độc thạch tín - Ảnh: Công an Nhân dân
Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân bị nhiễm độc thạch tín - Ảnh: Công an Nhân dân

Theo thông tin từ báo Công an Nhân dân, ngày 14/8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết vừa phối hợp với Bệnh viện Taipei Veterans General Hospital (Đài Loan) điều trị thành công cho một người bệnh bị nhiễm độc thạch tín do thói quen đốt thuốc xông nhà gần 10 năm.

Đó là anh N.V.T (39 tuổi) làm nghề xây dựng và kinh doanh nhà xây sẵn đã gần 10 năm nay. Anh có thói quen xông nhà mới xây với mong muốn mang lại may mắn cũng như vượng khí cho ngôi nhà. Anh T thường xuyên đã ra tiệm thuốc bắc tại địa phương để mua gói thuốc xông nhà để đốt xông bên trong và bên căn nhà.

Suốt 1 năm, dù đã điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau, thậm chí qua Singapore nhưng anh T vẫn thường xuyên bị sốt, ăn uống khó khăn, nôn ói, chân tay ngày càng yếu. Ngày 14/5/2019, anh T đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh trong tình trạng nguy cấp với các biểu hiện của bệnh cảnh tự miễn như sốt, đau bụng, nôn ói liên tục, yếu liệt tứ chi, suy kiệt, bụng báng nhiều.

Tại Khoa Nội cơ xương khớp, các bác sĩ đánh giá tình trạng người bệnh nặng, nguy cơ tử vong vì có dấu hiệu của nhiễm trùng, xơ gan, nguy cơ xuất huyết do giảm tiểu cầu, suy dinh dưỡng nặng nên các bác sĩ đã tích cực xử trí ngay từ đầu với kháng sinh mạnh - phổ rộng, truyền máu, truyền tiểu cầu, chọc tháo dịch báng, bổ sung dinh dưỡng, nâng đỡ tổng trạng, đồng thời tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa: Tiêu hóa, Thần kinh, Huyết Học, Da Liễu để xác định chẩn đoán.

Sau khi nghi ngờ người bệnh bị ngộ độc thạch tín (Asen), các bác sĩ đã tiến hành thu thập mẫu máu, nước tiểu, tóc, móng của người bệnh để xét nghiệm độc chất. Đúng như dự đoán, người bệnh bị ngộ độc thạch tín, nồng độ Asen trong tóc, móng của người bệnh cao hơn từ 300 - 500 lần so với giá trị thông thường.

Nhiễm độc thạch tín vì thói quen xông nhà bằng dược liệu ảnh 1

Gói dược liệu để xông nhà được anh T mua ở một tiệm thuốc bắc gần nhà -  Ảnh: TTXVN

Trao đổi với TTXVN, TS BS. Cao Thanh Ngọc, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp, cho biết hiện việc chữa bệnh cho anh N.V.T gặp nhiều khó khăn vì tại Việt Nam khan hiếm nguồn thuốc điều trị này. Do vậy, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã quyết định liên lạc với một bệnh viện có chuyên ngành độc chất lớn tại Đài Loan để lấy thuốc. Nhờ vậy, sau một tháng người bệnh đang dần phục hồi, tứ chi cũng đã đi lại được do tập phục hồi chức năng mỗi ngày…

Thạch tín (hay còn gọi là asen) là một kim loại nặng, có 2 dạng: thứ nhất là thạch tín hữu cơ (nằm trong thực vật và mô thịt động vật), loại thạch tín này thường vô hại đối với con người; thứ 2 là thạch tín vô cơ tích tụ trong đất đá hoặc hòa tan vào nước. Độc tính của thạch tín vô cơ cao gấp 4 lần thuỷ ngân, được công nhận là các chất gây ung thư nhóm một. Thạch tín và các hợp chất của thạch tín được sử dụng làm thuốc trừ dịch sâu, thuốc diệt cỏ và trong sản xuất các hợp kim.

Nếu bị nhiễm độc thạch tín dần dần, mỗi ngày tích tụ một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể trạng của mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, giảm trí nhớ, làm rối loạn sắc tố da; sừng hóa gan bàn tay, gan bàn chân; gây hoại tử các vết loét ở tay, chân; ung thư; thậm chí tử vong.

Thạch tín không chỉ tồn tại trong nước mà còn có mặt trong không khí, trong đất, thực phẩm và rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người. Thạch tín đi vào vào cơ thể con người qua 3 đường chính: hô hấp, tiêu hóa và qua da. Khi vượt quá ngưỡng an toàn thì thạch tín trong thực phẩm, nước uống hoặc không khí sẽ trở thành chất độc gây nguy hiểm.

TS BS. Cao Thanh Ngọc khuyến cáo, người dân không nên sử dụng những chế phẩm hay thuốc men không rõ nguồn gốc, không nên lạm dụng bất cứ đồ vật hay món ăn gì, như dùng thường xuyên 1 món ăn, nước uống lâu dài, một loại thực phẩm chức năng khi chưa biết rõ chính xác thành phần bên trong. Tốt nhất, nên ăn uống đa dạng, luân phiên thay đổi. Nếu có các triệu chứng của bệnh thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị bằng những thuốc đã được nghiên cứu, kiểm chứng rõ ràng về hiệu quả, độ an toàn cũng như liều lượng chuẩn xác. Đôi khi, một chất với liều nhỏ có thể là thuốc chữa bệnh nhưng với liều cao lại là thuốc độc gây chết người.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?