Nhiều di tích lịch sử, văn hóa ở Quảng Ngãi xuống cấp nghiêm trọng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tỉnh Quảng Ngãi có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, trong đó nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Hiện nay, nhiều di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích.
Nhiều hạng mục của di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia chiến hào thép Lộc Tự nằm trong Quần thể di tích Chiến thắng Vạn Tường nằm ở xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn bị xuống cấp.
Nhiều hạng mục của di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia chiến hào thép Lộc Tự nằm trong Quần thể di tích Chiến thắng Vạn Tường nằm ở xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn bị xuống cấp.

Quần thể di tích Chiến thắng Vạn Tường nằm ở xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1982. Quần thể Di tích này gồm nhiều hiện vật, di tích, như: Đồi đất đỏ Ngọc Hương, chiến hào thép Lộc Tự, đồi tranh Ngọc Hương, ngã ba xóm Chuối (xã Bình Hòa); đồi bằng, bãi biển An Cường, bãi biển Phước Thiện, Sở chỉ huy Trung đoàn 1 Quân giải phóng (xã Bình Hải). Trong đó, điểm di tích chiến hào thép Lộc Tự (ở xóm Lộc Tự Đông, Thôn 3, xã Bình Hòa) hiện vẫn còn xác xe tăng Mỹ, nằm cạnh chiến hào do bộ đội ta sử dụng để chiến đấu.

Tuy nhiên, nhiều hạng mục đều đang hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể như, tại di tích chiến hào thép Lộc Tự, xác xe tăng hoen gỉ; các bộ phận xe đứt, gãy; trong khu di tích rác thải khắp nơi, tường rêu mốc. Tại khu đồi tranh Ngọc Hương, cây cỏ mọc um tùm, bít cả lối vào khu vực dựng bia ghi lại nội dung và sự kiện lịch sử của Chiến thắng Vạn Tường…

Ông Lê Cát (70 tuổi, Thôn 3, xã Bình Hòa) cho biết, sinh ra, lớn lên tại mảnh đất này, ông rất vui khi thấy Quần thể di tích được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Tuy nhiên, nhiều năm nay, ông chứng kiến cảnh di tích mỗi ngày một hư hỏng nên rất lo lắng. “Nếu cơ quan chức năng không kịp thời duy tu, sửa chữa, bảo vệ, e rằng chỉ ít năm nữa, các hiện vật tại đây sẽ hoàn toàn biến mất”, ông Cát lo lắng.

Được biết, Quần thể di tích Chiến thắng Vạn Tường do Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của di tích. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phạm Quang Sự cho rằng: Thời tiết khắc nghiệt, lúc nắng nóng, lúc mưa nhiều, nước lũ ngập úng dài ngày nên ẩm mốc, mối mọt, xói lở… đã làm tăng nhanh quá trình xuống cấp của di tích. “Di tích Chiến thắng Vạn Tường được huyện, tỉnh hỗ trợ đầu tư trùng tu, tôn tạo đã lâu. Hiện nay, một số hạng mục ngoài trời xuống cấp rất nghiêm trọng. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin xây dựng đề án trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn. Dự kiến, huyện đề xuất sẽ trùng tu, tôn tạo trong giai đoạn từ nay đến năm 2025”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho hay.

Thắng cảnh núi Phú Thọ (còn gọi là núi Đá, núi Thạch Sơn) ở xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Quốc gia vào năm 1993. Khu vực này đã và đang trở thành khu nghĩa địa.

Núi Phú Thọ có nhiều khối đá granite xám có kích cỡ và hình dạng khác nhau; có hang tự nhiên với hai khối đá dựng lên làm trụ, đỡ một tảng đá lớn nhô ra phía trước trông tựa mái hiên. Nơi đây vẫn còn phế tích thành Bàn Cờ do người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ IX - X, trên mặt thành có tháp Chăm, nhưng nay đã bị phá, chỉ còn ngổn ngang gạch vỡ.

Sau 20 năm được công nhận Di tích Quốc gia, thắng cảnh này đang bị biến thành một nghĩa địa, cây dại mọc um tùm, các bia tự, vết tích thời xưa trên núi đã hư hỏng và có nguy cơ biến mất. Anh Đinh Duy Sum (xã Nghĩa Phú) cho biết, trước đây, núi Phú Thọ có nhiều người đến tham quan, vui chơi, trải nghiệm cảm giác ngắm nhìn trời mây, biển cả bao la và mục sở thị những tảng đá kỳ dị do tạo hóa ban tặng. Đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán và ngày 5/5 (âm lịch), tại đây rất nhộn nhịp. “Núi Phú Thọ gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người, trong đó có tôi. Những buổi trưa hè, lũ trẻ vẫn thường rủ nhau lên núi chơi. Nhưng khoảng 10 năm nay, những di tích trên núi dần hư hỏng, xuống cấp do không được bảo vệ, sửa chữa. Không những vậy, người dân còn “phân lô” bán đất để xây dựng mồ mả nên khu vực này ngày càng hoang vắng, u ám”, anh Sum nói.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, đến ngày 30/8/2022, toàn tỉnh có 254 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; trong đó có một di tích Quốc gia đặc biệt, 32 di tích cấp Quốc gia, 153 di tích cấp tỉnh, 69 di tích có Quyết định bảo vệ và đăng ký bảo vệ. Qua rà soát, chỉ có 98/254 di tích được cắm mốc giới, 41/254 di tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khoảng 50/254 di tích bị lấn chiếm, xâm hại, trong đó có cả những di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và Quốc gia đặc biệt.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết, di tích của tỉnh khá nhiều, chủ yếu là các di tích lịch sử, cách mạng tồn tại dưới dạng địa điểm, nằm rải rác, phân bố ở vùng sâu, vùng xa, đường giao thông đi lại rất khó khăn, nên chưa tạo được sự liên kết để phát triển hiệu quả cho các tuyến tham quan du lịch trong tỉnh. Kinh phí đầu tư cho trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô của di tích quốc gia đặc biệt hoặc di tích quốc gia. Nhiều di tích đã được xếp hạng, nhưng chưa được đầu tư kinh phí để phục hồi, tu bổ.

Từ năm 2018 đến nay, hàng năm, ngân sách cấp tỉnh bố trí từ 1,5 - 3 tỷ đồng để thực hiện trùng tu, tôn tạo, bảo quản định kỳ các di tích có nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Nguồn kinh phí này không đủ để thực hiện trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích được xếp hạng. Hiện nay, địa phương chưa có dự án đầu tư lớn về du lịch, vì đầu tư cho du lịch gắn với di tích phải qua nhiều thủ tục quản lý nhà nước, rủi ro cao, chậm thu hồi vốn, không hút được các nhà đầu tư.

“Thời gian tới, Sở sẽ đánh giá lại một số di tích quan trọng như Khu Văn hóa Sa Huỳnh, Lý Sơn, Di tích Quốc gia đặc biệt Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ… để quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển lâu dài cũng như kêu gọi các nhà đầu tư gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, Sở nghiên cứu, đánh giá tiềm năng các di tích, di sản của tỉnh để xây dựng các tuyến du lịch theo từng loại hình, tạo được đặc trưng riêng của Quảng Ngãi, với các dòng sản phẩm chủ đạo như du lịch biển, đảo; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa”, ông Dũng cho hay.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.