Cụ thể, trong số khoảng 1.800 nhân viên toàn thời gian, bán thời gian và công chức từ 20 đến 60 tuổi tham gia cuộc khảo sát trực tuyến của Viện Meiji Yasuda cuối tháng 10 qua, có tới 43,9% mong muốn tiếp tục làm việc sau độ tuổi nghỉ hưu.
Ngoài ra, 35,7% số người được hỏi cho biết họ muốn tiếp tục cống hiến lâu hơn do có mức độ hài lòng cao trong công việc hiện tại và cân bằng được với đời sống cá nhân của mỗi người.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều người muốn làm việc khi đã đến tuổi về hưu là do lo lắng về chi phí sinh hoạt trong tương lai. Theo đó, 37,7% số người tham gia khảo sát thừa nhận khoản tiền tiết kiệm và lương hưu là không đủ để trang trải cuộc sống, trong khi 38,9% cho biết muốn đạt được tự do tài chính.
Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét phương án cho phép người lao động làm việc đến năm 65 tuổi kể từ tháng 4/2025.
Chuyên gia kinh tế thuộc Viện Meiji Yasuda cho rằng các công ty cần đảm bảo duy trì mức độ hài lòng cao và cân bằng giữa công việc và cuộc sống thường nhật của người lao động nếu muốn khuyến khích người lao động cao tuổi tiếp tục làm việc ở độ tuổi nghỉ hưu.