Nguy cơ lớn cho Việt Nam khi người nhập cảnh tăng
Tính đến 9h00 ngày 2/11/2020, theo thống kê của worldometers.info:
*Thế giới: 46.804.746 người mắc; 1.205.046 người tử vong, 33.749.029 người khỏi bệnh.
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 1.180 ca mắc COVID-19Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 1063 ca.
- Số ca tử vong: 35 ca
Số người cách ly: 14.775 người
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 174 người
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.327 người
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.274 ngườiSố trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 489 ca
Tại Việt Nam, trong 24h qua không có ca mắc mới, đến nay Việt Nam đã chữa khỏi cho 1063 người. Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã sang ngày thứ 76 Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng, tại TP Hồ Chí Minh, đã 93 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng. Tại Việt Nam đã 61 ngày liên tiếp không có ca mắc mới tại cộng đồng.Việt Nam nằm trong số các quốc gia thành công khi đương đầu với hai đợt dịch COVID-19 kể từ đầu năm tới nay. Bạn bè và dư luận quốc tế đánh giá Việt Nam là một điểm sáng trong cuộc chiến chống COVID-19. Đó là nhờ chính phủ phản ứng kịp thời, người dân đoàn kết-ủng hộ, cũng như nhờ sớm đưa ra chiến lược xét nghiệm cho phép truy vết các ca bệnh.
Trong thời gian qua, số ca mắc mới tại Việt Nam đều là những ca nhập cảnh, đã được cách ly ngay từ khi vào Việt Nam. Nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt khi tăng số lượng các chuyến bay đưa công dân Việt Nam và chuyên gia về nước (trong đó có các chuyến bay thương mại, quốc tế).
Trên thế giới, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường. Việc chủ quan, mất cảnh giác, lơ là các biện pháp phòng chống dịch sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch trở lại là rất cao, nguồn bệnh từ bên ngoài có thể tấn công vào trong nước bất cứ lúc nào. Trong bối cảnh, các nước khu vực và thế giới đang chao đảo với làn sóng dịch COVID-19 mới, nguy cơ sẽ tăng lên cho Việt Nam khi số lượng người nhập cảnh tăng lên.
Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (hai địa phương có nhiều hoạt động cộng đồng lớn) đã có yêu cầu bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi tham gia các sự kiện ở nơi công cộng (nhất là các hoạt động văn hóa, thể thao), trên phương tiện giao thông công cộng.
Nhiều nước châu Âu bắt đầu thực hiện đợt phong toả mới
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 425.195 ca mắc COVID-19 và 5.100 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh toàn thế giới lên 46.793.102, bao gồm 1.204.844 ca tử vong; Số bệnh nhân bình phục đã lên tới 33.716.915 người. Nhiều nước châu Âu bắt đầu thực hiện đợt phong toả mới nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm tăng vọt.Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Mỹ (65.823 ca), Ấn Độ (46.411 ca) và Pháp (46.290 ca); Ấn Độ dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 493 ca), tiếp theo là Mexico (464 ca) và Mỹ (365 ca).
Để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 thời gian gần đây, Chính phủ Đức đã quyết định phong tỏa có giới hạn lần thứ hai bắt đầu từ ngày 2/11. Chính phủ Đức cũng dự kiến chi 10 tỷ euro để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do đợt phong tỏa lần này.
Theo Viện dịch tễ Robert Koch, ngày 1/11 cơ quan y tế Đức ghi nhận thêm 14.177 ca mắc COVID-19 mới nâng tổng số người bị nhiễm bệnh từ đầu dịch 532.930 ca, 10.481 ca tử vong và khoảng 355.900 người được chữa khỏi.
Chính phủ Bồ Đào Nha đã công bố lệnh phong tỏa mới kể từ ngày 4/11 đối với phần lớn đất nước, yêu cầu người dân ở nhà, ngoại trừ trường hợp ra ngoài vì lý do công việc, đi học hoặc mua sắm, đồng thời đề nghị các công ty chuyển sang chế độ làm việc từ xa. Các biện pháp hạn chế mới sẽ áp dụng với 121 thành phố, chiếm khoảng 70% trong 10 triệu dân Bồ Đào Nha, trong đó có các khu vực Lisbon và Porto. Hiện Bồ Đào Nha ghi nhận tổng cộng hơn 141.000 ca mắc bệnh và 2.507 ca tử vong.
Thuy Sĩ: Ngày 1/11, chính quyền bang Geneva đã quyết định sẽ thực hiện biện pháp bán phong tỏa từ 19 giờ ngày 2/11 đến ngày 29/11 trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 ngày càng tồi tệ hơn
Đứng đầu về số ca mắc trong ngày 1/11 tại khu vực Đông Nam Á là Indonesia với 2.696 ca, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 412.784 ca. Indonesia cũng ghi nhận số ca tử vong trong ngày này cao nhất ASEAN với 74 ca, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 13.943.