Những bí ẩn khảo cổ có nguy cơ không bao giờ được giải mã

Hàng thế kỷ nay, mặc dù giới khoa học đã rất cố gắng thế nhưng những phát hiện khảo cổ dưới đây vẫn mãi là những bí ẩn chưa có lời giải.
Những bí ẩn khảo cổ có nguy cơ không bao giờ được giải mã

1. Chú ngựa trắng Uffington (Anh)

Con ngựa trắng Uffington có chiều dài 114m và chiều cao gần 34m, được vẽ bằng bột đá.

Chú ngựa trắng ở Uffington là những đường rãnh sâu được tô bằng phấn vụn dài 115m và chiều cao gần 34m, nó tương tự như hình vẽ trên đồng tiền thời kì đồ đồng. Đây có thể là một trong những hình vẽ trên đồi cổ nhất ở Anh.

Những bí ẩn khảo cổ có nguy cơ không bao giờ được giải mã - anh 1

Nhiều người cho rằng đó là hình con ngựa, nhưng cũng có người nhận định hình vẽ giống con rồng. Điều đó liên quan đến truyền thuyết về thánh George và đồi Rồng, là ngọn đồi thấp nằm trong thung lũng phía dưới đồi Ngựa Trắng.

Theo truyền thuyết, đây là nơi thánh George đã giúp người dân trừ diệt một con rồng hung ác, máu chảy ra thành hình con rồng, khiến cỏ không thể nào mọc lên được. Con ngựa trắng có thể được vẽ từ 3.000 năm trước, tài liệu sớm nhất nói đến Uffington được viết từ năm 1070 và vào năm 1190 các nhà sử học đã đề cập đến trong các truyện truyền kỳ về lịch sử nước Anh.

Tuy nhiên, gần đó có các gò chôn có từ thời đồ đá mới, chúng được tái sử dụng vào thời kỳ Saxon (thế kỷ thứ 5 – 11) nên có ý kiến cho rằng khả năng hình ngựa trắng không lâu đời như mọi người vẫn nghĩ.

2. White Shaman trên đá (Mỹ)

Các nền văn minh cổ đại châu Mỹ vẫn giữ rất nhiều bí mật. Một trong những cách để giải mã chúng là nghiên cứu các bức tranh trên đá.

Trên dòng sông Tecos thuộc bang Texas (Mỹ) có những bức tranh White Shaman (Pháp sư) lâu đời nhất, dài khoảng 7m có từ 4000 năm trước. Chúng được cho là có liên quan đến một tôn giáo đã biến mất của cổ đại.

Những bí ẩn khảo cổ có nguy cơ không bao giờ được giải mã - anh 2
Có nhiều tranh cãi về ý nghĩa của bức tranh. Hầu hết các nhà khảo cổ đều đồng tình rằng bức tranh mô tả 5 hình người trong chiến đấu hoặc trong nghi lễ trước trận chiến. Tuy nhiên, một nhà khảo cổ cho rằng đó là hình mô tả con người đang liên hệ với thế giới tâm linh.

3. Cái chết của Alexander Đại Đế (Iraq)

Dù là một trong những con người nổi tiếng và được ghi chép nhiều nhất trong thế giới cổ đại, vẫn có rất nhiều bí ẩn xung quanh cái chết của ông. Giới khoa học đều thống nhất ông mất năm 323 TCN ở Babylon, nhưng nguyên nhân cái chết của ông thì chưa rõ.

Những bí ẩn khảo cổ có nguy cơ không bao giờ được giải mã - anh 3

Trước đây ông được cho là bị đầu độc. Những người bị nghi ngờ bao gồm tướng lĩnh, vợ ông, em trai và nhiều người khác. Người ta chỉ biết rằng Alexander đột ngột ốm và liệt giường 2 tuần với các cơ sốt cao cùng chứng đau bụng trước khi chết.

Tuy nhiên có thể là ông bị mắc bệnh. Vẫn còn rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích các triệu chứng: Viêm gan siêu vi, viêm tụy, viêm nội tâm mạc hoặc tất cả các bệnh trên. Các giả thuyết gần đây cho rằng ông bị nhiễm bệnh truyền nhiễm như thương hàn hay sốt rét.

Bí ẩn hơn, cái chết của ông đã được người Chaldea báo trước, họ cảnh báo nếu tiến vào Babylon ông sẽ mất mạng. Không những thế, một triết gia Ấn Độ tên Calanus trước lúc lâm chung nói với Alexander rằng hai người sẽ gặp nhau ở Babylon.

Xem thêm:

- "Bóng ma" xuất hiện trong quán rượu cổ nước Anh

- Bạn có biết: Những sự thật thú vị về Nước

- Bí ẩn "Thành phố xác chết" xứ Bạch Dương

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.