Những bí ẩn xung quanh hiện tượng bóng đè

Đã bao giờ trong giấc ngủ, bạn có cảm giác rõ ràng mình đang thức mà lại không thể cử động được chưa? Bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, nhưng lại không thể kêu cứu?
Những bí ẩn xung quanh hiện tượng bóng đè
Những bí ẩn xung quanh hiện tượng bóng đè - anh 1

Người ta gọi tình trạng này là “sleep paralysis”, có nghĩa là “bóng đè”. Bóng đè có thể làm bạn cảm thấy sợ hãi, nhất là khi bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ không có thực. Bóng đè có thể chỉ xảy ra một lần, nhưng cũng có thể nhiều hơn – thậm chí là vài lần trong một đêm.

Thật may mắn, bóng đè không gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng phần lớn bóng đè chỉ đơn giản là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn vẫn đang hoạt động trong suốt các pha của giấc ngủ. Rất hiếm khi bóng đè có liên quan tới những vấn đề về sức khoẻ tâm thần.

Hàng thể kỉ trôi qua, con người vẫn mô tả các triệu chứng của bóng đè theo nhiều hướng khác nhau và thường có liên tưởng tới sự hiện diện của “ác quỷ”, như các con quỷ bóng đêm thời cổ đại, mụ già trong vở Romeo và Juliet của nhà soạn kịch nổi tiếng Shakespeare, thậm chí có người cho rằng nó có liên quan đến người ngoài hành tinh. Hầu hết các nền văn hoá trong lịch sử đều có những câu chuyện về tội ác, về quỷ dữ bóng đêm khiến con người sợ hãi vào buổi đêm. Loài người từ lâu vẫn tiếp tục tìm kiếm những lời giải thích cho hiện tượng giấc ngủ thần bí này và cảm giác sợ hãi mà nó mang lại.

Vậy bóng đè là gì?

Bóng đè là hiện tượng khi bạn cảm thấy tỉnh táo nhưng lại không thể cử động được. Nó xảy ra ở giai đoạn chuyển tiếp giữa trạng thái tỉnh và ngủ. Trong thời gian này, người bị bóng đè không thể cử động được hay nói được trong vòng vài giây tới vài phút. Một số người còn cảm thấy mình bị đè ép hay bị nghẹn họng. Bóng đè có thể kèm theo những rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ (narcolepsy – đây là một rối loạn cho thấy cơ thể không cưỡng lại được cơn buồn ngủ, gây ra bởi rối loạn khả năng điều hoà giấc ngủ của não bộ).

Khi nào thì bóng đè xảy ra?

Bóng đè thường xảy ra vào một trong hai thời điểm: lúc bạn chập chờn chuẩn bị đi vào giấc ngủ (hypnagogic hay predormital sleep paralysis – bóng đè trước giấc ngủ) hoặc lúc chuẩn bị thức dậy (hypnopompic hay postdormital sleep paralysis – bóng đè sau giấc ngủ).

Khi bạn chuẩn bị ngủ, cơ thể thư giãn từ từ. Thông thường lúc này bạn sẽ mất dần sự tỉnh táo, nên sẽ không cảm thấy sự thay đổi. Nhưng trong giai đoạn này, nếu vẫn còn đủ tỉnh táo, bạn sẽ nhận thấy rằng mình đã không thể cử động hoặc nói được rồi.

Khi ngủ, cơ thể thay đổi giữa giai đoạn REM (cử động mắt nhanh – rapid eye movement) và NREM (cử động mắt không nhanh – non-rapid eye movement). Một chủ kì giấc ngủ bao gồm giai đoạn REM và NREM kéo dài 90 phút. NREM xảy ra trước và chiếm 75% thời gian ngủ của bạn. Trong giai đoạn NREM, cơ thể được thư giãn và hồi phục. Cuối giai đoạn NREM, giai đoạn REM bắt đầu. Mắt đảo nhanh hơn và các giấc mơ xuất hiện, nhưng phần còn lại của cơ thể vẫn duy trì trạng thái thư giãn. Các cơ được “ngủ” trong giai đoạn REM này. Nếu bạn trở nên tỉnh táo trước khi giai đoạn REM kết thúc thì chính là lúc tình trạng bóng đè xảy ra – bạn sẽ không thể cử động được.

Những ai thường hay bị bóng đè?

Cứ 10 người thì có khoảng 4 người từng bị bóng đè, thường gặp nhất ở lứa tuổi vị thành niên. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở cùng độ tuổi. Bóng đè có thể di truyền. Một số yếu tố khác có thể gây ra bóng đè như:

- Thiếu ngủ.

- Thay đổi giờ giấc ngủ.

- Các vấn đề tâm thần như stress hoặc rối loạn lưỡng cực.

- Tư thế nằm ngửa khi ngủ.

- Các vấn đề về giấc ngủ khác như cơn ngủ kịch phát hay chuột rút vào ban đêm.

- Sử dụng một vài loại thuốc nhất định.

- Lạm dụng hoá chất.

Làm thế nào để chẩn đoán bóng đè?

Những bí ẩn xung quanh hiện tượng bóng đè - anh 2
Nếu bạn thấy mình không cử động được hoặc không nói được từ vài giây tới vài phút trong giai đoạn chuẩn bị ngủ hoặc chuẩn bị thức dậy, rất có thể bạn đã bị bóng đè.

Nếu bạn thấy mình không cử động được hoặc không nói được từ vài giây tới vài phút trong giai đoạn chuẩn bị ngủ hoặc chuẩn bị thức dậy, rất có thể bạn đã bị bóng đè. Thường thì bạn không cần phải điều trị nhưng nếu gặp phải những điều sau thì bạn nên đi khám:

- Bạn cảm thấy lo lắng về các triệu chứng mà mình gặp phải.

- Các triệu chứng làm cơ thể bạn mệt mỏi suốt cả ngày.

- Các triệu chứng làm bạn thức suốt đêm.

Bác sĩ có thể cần thêm vài thông tin về giấc ngủ của bạn:

- Đề nghị bạn mô tả triệu chứng và nắm nhật kí về giấc ngủ của bạn trong vài tuần.

- Thảo luận về tiền sử sức khoẻ của bạn, bao gồm những rối loạn giấc ngủ đã biết hoặc bất kì tiền sử gia đình nào về rối loạn giấc ngủ.

- Giới thiệu bạn tới chuyên gia giấc ngủ để có đánh giá tốt hơn.

- Hướng dẫn bạn một số bài tập về giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ trưa giúp bạn không mắc chứng rối loạn giấc ngủ nào.

Điều trị bóng đè như thế nào?

Phần lớn mọi người không cần điều trị bóng đè, nhưng một vài cách sau có thể hữu ích nếu bạn cảm thấy lo lắng và có giấc ngủ không thoải mái:

- Cải thiện thói quen ngủ, ví dụ ngủ đủ 6-8 giờ mỗi tối.

- Uống thuốc chống trầm cảm nếu được chỉ định để điều chỉnh chu kì giấc ngủ.

- Điều trị các vấn đề về tâm thần nếu có vì chúng có thể là nguyên nhân gây nên bóng đè.

- Điều trị các rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ rũ hoặc chuột rút.

Tóm lại, bạn không cần phải sợ quỷ dữ bóng đêm hay người ngoài hành tinh tới bắt cóc bạn đâu. Nếu bạn bị bóng đè, hãy thực hiện các bước đã được hướng dẫn tại nhà để điều chỉnh rối loạn này, như là ngủ đủ giấc, hạn chế stress – đặc biệt là trước khi đi ngủ. Thử nằm ngủ ở tư thế khác nếu bạn quen nằm ngửa. Còn nếu bóng đè ám ảnh bạn làm bạn mất ngủ cả đêm, hãy tới gặp bác sĩ để nhận sự giúp đỡ nhé!

Minh Anh

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.