Những cách dùng 'sai bét' biến trà xanh thành thuốc độc

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách, trà xanh sẽ gây hại cho cơ thể trầm trọng.
Những cách dùng 'sai bét' biến trà xanh thành thuốc độc

Sai lầm khi dùng trà xanh

Dùng trà quá đặc

Trong trà có chứa hàm lượng caffein và tannin, nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, nếu dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe con người.

Pha ngâm trà quá lâu

Pha trà ngâm quá lâu làm cho trà tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình ôxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.

Pha trà quá nhiều lần

Theo nhiều thử nghiệm các nhà khoa học phát hiện thấy, lần pha trà đầu tiên triết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu cứ đun đi đun lại, pha nhiều lần thì các chất độc sẽ tiết ra vì vậy không nên pha trà "quá tam" ba bận.

Chính vì vậy mà khi uống trà không nên tiết kiệm mà pha trà quá nhiều lần. Trong quá trình đun đi đun lại quá nhiều không chỉ giảm chất lượng mà còn để lại những tác dụng xấu cho sức khỏe.

Uống trà xanh quá nóng

Khi uống trà xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

Mặc dù một ấm trà ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 – 500C là vừa.

Dùng nước trà xanh uống thuốc

Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.

Uống trà xanh vào lúc đói

Trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say trà”.

Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ

Nước trà xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống trà trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

Uống nước chè xanh để qua đêm

Lý do, khi để lâu như vậy nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.

Uống quá nhiều

Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều a-xít hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.

Mặc dù được coi là thần dược của sức khỏe nhưng nếu uống trà xanh quá nhiều hoặc không đúng cách, bạn có thể sẽ mắc nhiều bệnh.

Những cách dùng 'sai bét' biến trà xanh thành thuốc độc ảnh 1

Tác hại khôn lường khi dùng trà xanh không đúng cách

Trà xanh gây phản tác dụng của thuốc và gây hại cho gan

Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.

Làm rối loạn tâm trí

Mặc dù trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể duy trì sự trẻ khỏe, tránh lão hóa nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể uống nhiều trà xanh hàng ngày. Nếu uống quá nhiều trà xanh hàng ngày, lượng caffein vào cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn trong bài tiết hormone của các tuyến trong cơ thể. Điều này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng rối loạn tâm trạng trầm trọng, bao gồm cả lo âu và thay đổi tâm trạng bình thường. Vì vậy, bạn chỉ nên uống không quá 2-3 ly trong một ngày.

Gây rối loạn tiêu hóa

Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.

Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng vào máu

Đây là một tác dụng phụ của trà xanh được rất nhiều người biết. Các tannin trong trà xanh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng của máu trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự hấp thu sắt của máu. Các nghiên cứu đã mô tả rằng ở những người tiêu thụ trà xanh quá mức sẽ có sự hấp thụ sắt giảm đáng kể từ 20-25%.

Chính bởi tiêu thụ trà xanh có thể đem lại một số tác dụng phụ ngoài mong muốn như vậy mà các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ trà xanh trong những tháng đầu của thai kì. Điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của thai nhi vì caffein trong trà xanh có thể gây ra tác động có hại đối với não đang phát triển của trẻ và có liên quan đến khuyết tật thần kinh ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, uống nhiều trà xanh lúc mang thai có thể làm cho lượng sắt cung cấp cho cả mẹ và thai nhi bị thiếu hụt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả hai.

Những cách dùng 'sai bét' biến trà xanh thành thuốc độc ảnh 2

Uống trà xanh như thế nào là đúng?

Tuy không chứa nhiều chất cafein như cà phê, nhưng khi uống nhiều trà xanh cũng có thể làm tăng mức cafein trong cơ thể. Tình trạng này có thể khiến cơ thể bị mất nườc và gây mất ngủ.

Ngoài ra, những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit cũng không nên tiêu thụ quá nhiều trà xanh. Vì trà xanh có chứa chất tannin làm tăng tiết axít trong dạ dày. Tác dụng phụ tồi tệ nhất khi uống nhiều trà xanh là khiến cơ thể giảm hấp thu sắt, dẫn đến thiếu sắt. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách uống trà xanh sao cho giảm bớt các tác dụng.

Để giúp bạn uống trà xanh một cách tốt nhất, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các phương pháp sau:

Uống trà tươi

Uống lá trà tươi là một trong những cách lành mạnh để tránh tác dụng phụ của trà. Vì lá trà khi sấy khô sẽ làm giảm đi đặc tính chống vi khuẩn của loại thức uống này. Bên cạnh đó, bạn nên uống trà xanh còn ấm là tốt nhất, không nên uống lúc còn quá nóng.

Ủ trà đúng cách

Trà xanh khi không được ủ đúng có thể gây vị đắng và làm mất vị trà. Bạn nên sử dụng nước đun sôi để ủ trà sao cho màu sắc lá còn xanh, nhằm giữ được hương vị cũng như lợi ích của loại thức uống này.

Không pha đường

Khi uống trà, bạn không nên pha với đường, vì có thể làm mất hương vị cũng như giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng trong trà. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha trà xanh với mật ong, tuy nhiên bạn cũng không nên nghiện cách uống này.

Tránh uống quá đậm

Nếu có sở thích uống trà xanh đậm, bạn cần phải thay đổi. Vì khi uống trà xanh lạt sẽ giúp bạn thưởng thức được hương vị và giảm đi các tác dụng phụ của trà gây ra.

Không hòa với thuốc

Bạn không nên hòa lẫn các loại thuốc hoặc các nguồn bổ sung vào trà xanh để uống. Vì các chất hóa học trong các sản phẩm đó sẽ phản ứng với các hợp chất chứa trong trà, gây nên những tác hại đối với sức khỏe.

Uống đúng giờ

Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà xanh là khoảng một giờ trước và sau mỗi bữa ăn. Nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân, nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn. Còn nếu muốn hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng cũng như vitamin vào cơ thể, bạn nên uống một giờ sau bữa ăn.

Nha Trang

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.