Những chuyện bất ngờ và thú vị về 'Bài ca hy vọng' và nhạc sĩ Văn Ký

Ra đi ở tuổi 92, trước đó vẫn minh mẫn để phổ nhạc “Covid phải lùi xa”, nhạc sĩ Văn Ký từng nhiều lần gây bất ngờ cho khán giả theo cách như thế.
Những chuyện bất ngờ và thú vị về 'Bài ca hy vọng' và nhạc sĩ Văn Ký

Trong một lần gặp gỡ có đông đảo nhạc sĩ, Trần Tiến và Nguyễn Cường thay nhau kể những gian nan đầu đời khi tác phẩm bị từ chối,nhạc sĩ Văn Ký quay sang gật gù: cùng hội cùng thuyền cả. Chúng tôi, những người sinh sau chiến tranh quay sang hỏi nhau: nhạc sĩ đỏ, lại viết tin yêu phơi phới như cụ, nhẽ nào cũng bị mắc mớ? Ông cười hà hà rồi bảo: các bạn đoán xem tác phẩm nào của tôi bị từ chối? Chúng tôi thi nhau liệt kê, kiểu như “Tây Nguyên bất khuất”, “Nha Trang mùa thu lại về”, “Hà Nội mùa xuân”... ông bảo sai toét, ca khúc bị từ chối chính là “Bài ca hy vọng”.

Rồi ông kể: ông viết “Bài ca hy vọng” từ năm 1958, lúc đó tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, hai miền bị chia cắt, phong trào cách mạng miền Nam bị đàn áp, không hiểu cuộc đấu tranh kéo dài đến bao giờ. Song tôi vẫn tin, không lâu nữa, ngày mai sẽ tươi sáng. Ca từ cứ thế mà trào ra: Về tương lai! Ngày quê hương màu xanh áo mới, chứa chan niềm tin. Đường ta đi xanh thắm mộng đời...

"Vài tháng sau tôi mang đến Nhà xuất bản Âm nhạc để in, nhưng bị từ chối. Ban biên tập nói bài hát lạc quan quá, lãng mạn quá, không phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện thời. Tôi cũng định chỉnh sửa nhưng đọc đi đọc lại thấy không chỉnh được. Thế là tôi mang đến Đài Tiếng nói Việt Nam. Giám đốc Đài lúc ấy là ông Trần Lâm đã giao cho nhạc sĩ Phạm Tuyên - Trưởng ban Âm nhạc bố trí để tôi trực tiếp dàn dựng". Chính Văn Ký cũng không ngờ, sau này, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã lưu bản viết tay “Bài ca hy vọng” như là một kỷ vật lịch sử và được trưng bày trang trọng.

Lúc đó, tôi nhớ, nhạc sĩ Trần Tiến có kể một kỷ niệm dở khóc dở cười khi ở một liên hoan âm nhạc, người ta cứ xơi xơi giới thiệu “Mặt trời bé con” của Phạm Tuyên, làm ông rất bực. Văn Ký nhỏ nhẹ bảo: tôi bị nhầm nhiều nhưng không bực. Mọi người cứ nhớ về bài hát, nhưng quên tôi đi cũng được!

Trong mắt nhiều phóng viên văn nghệ như chúng tôi, Văn Ký thực là một nghệ sĩ hiền lành, có phần cả nể. Ông phổ nhạc nhiều, từ thơ của anh em bạn bè, cho đến  chủ quán ăn. Có lần tôi viết về một đôi vợ chồng chuyên nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân, người ta bảo: nhạc sĩ Văn Ký từng viết “cháo ca” cho nhà này!

Người khen ông cũng không có biểu hiện vui quá hóa lộng ngôn. Người chê ông cũng cười xòa tiếp nhận. Có lần, đi theo một nhà văn miền trong tụ họp ở hội đồng hương Quảng Ngãi, sau khi nghe những ca khúc nhạc sĩ Văn Ký phổ thơ, một quan chức lên tặng hoa và nói lời cảm ơn. Nhạc sĩ Văn Ký đáp: “Chúng tôi là người viết nên tác phẩm, các bạn mới là người thẩm định tác phẩm. Cảm ơn các bạn hôm nay đã ủng hộ chúng tôi”. Cả hội trường gần như bùng lên vì câu nói giản dị ấy, sau đó gần như tất cả mọi người cùng đồng ca “Bài ca hy vọng”.

Một lần khác, trong cuộc rượu có các văn nhân Khánh Hòa, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha hỏi tôi có biết Khánh Hòa ca là như thế nào không? Nói rồi không chờ tôi kịp đưa ra đáp án, Thụy Kha hát ngay: “Ơi nha Trang mùa thu lại về. Trong nụ cười và trong tiếng hát say mê. Cờ đỏ tung bay cuộc đời mới. Buồm căng gió lộng thuyền ra khơi xa. Biển quê ta rộng mở chân trời....”. 

Tôi nhớ khi đó, hai văn nhân người Khánh Hòa lập tức một người cầm guitar đệm, người khác thì gõ đũa vào thành bát. Họ làm lưu loát tự nhiên cứ như trước đó từng tập luyện rất nhiều lần. Văn Ký thì sao? Ông ngồi cười hiền bảo: bài ấy tôi ấp ủ từ chuyến xuyên Việt sau ngày giải phóng 30-4. Khi đến Nha Trang, thấy thích thành phố này quá, ấn tượng mãi và đến 1977 thì “Nha Trang mùa thu lại về” ra đời.

Nhạc sỹ Văn Ký, quê xã Liên Minh (Vụ Bản, Nam Định) gia nhập quân đội năm 1948, sau đó được điều động về công tác tại Quân khu IV, trở thành cán bộ lãnh đạo Đoàn Văn công Quân khu IV. Tại đây, Văn Ký có điều kiện phát triển tài năng âm nhạc. Ông sáng tác các ca khúc “Bình Trị Thiên quật khởi”, “Tình hậu phương”, “Chiến thắng Hoà Bình”,  “Dân công lên đường”… phục vụ kháng chiến. Các sáng tác sau này của ông mang âm hưởng anh hùng ca với ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh và tính nhân văn  sâu sắc như: “Bài ca hy vọng”, “Tây Nguyên bất khuất”, “Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh”, “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi”, “Hà Nội mùa xuân”, “Trời Hà Nội xanh”, “Nha Trang mùa thu lại về” cùng nhiều tác phẩm khí nhạc, nhạc múa, ca kịch nổi tiếng...Ôngđược phong tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001.

Theo Tiền Phong
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.