1. Zika đã được cảnh báo có thể trở thành đại dịch toàn cầu
Virus Zika được lây truyền qua vết cắn của một con muỗi Aedes bị nhiễm. Tên của virus lấy tên của khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đã được xác định lần đầu tiên trong năm 1947.
Virus Zika đã có mặt ở khu vực nhiệt đới của châu Á và châu Phi từ năm 1950. năm 2007 trên đảo Yap, Liên bang Micronesia, sau đó vi rút lây lan về phía đông qua Thái Bình Dương đến Polynesia thuộc Pháp, sau đó đến đảo Phục Sinh và năm 2015 đến Trung Mỹ, vùngCaribbean, và Nam Mỹ, nơi sốt Zika đã đạt đến cấp đại dịch.
Virus Zika dưới ống kính hiển vi (chấm đen).
Các trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Brazil ; quốc gia này đang bị ảnh hưởng nặng nhất với hơn 1.500.000 trường hợp (0,72% dân số Brazil). Theo Tổ chức Y tế châu Mỹ , trường hợp trẻ em bị dị tật bẩm sinh do nghi nhiễm virus Zika đã được phát hiện tại 24 quốc và vùng lãnh thổ, trong đó có châu Á (Đài Loan), một số nước châu Âu.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về virus Zika, sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia về dịch tễ học, y tế công cộng, bệnh truyền nhiễm từ khắp thế giới tại một cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp y tế quốc tế thuộc WHO.
Muỗi Aedes.
Tuyên bố virus Zika là “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” đồng nghĩa đây là mối đe dọa thực sự nghiêm trọng với trái đất. Zika được xếp cùng mức độ với dịch bệnh Ebola trước đây. Điều này cũng kêu gọi đầu tư tiền của nhiều hơn để tìm ra các phương thức chữa trị và vaccine để phòng chống bệnh dịch.
WHO đang lo ngại Zika lây lan quá nhanh và quá mạnh, hậu quả để lại sẽ là khôn lường.
2. Zika có gì đáng sợ?
Người mắc virus Zika không có sự bất thường nào khi vừa nhiễm bệnh. Chỉ 1 trong 5 ca mắc bệnh có triệu chứng rõ ràng. Trong đó bao gồm: sốt nhẹ, mắt đỏ ngứa, đau đầu, đau khớp, phát ban. Rối loạn hệ thống thần kinh hiếm gặp mang tên hội chứng Guillain-Barre có thể mắc phải khiến bệnh nhân bị liệt tạm thời.
Các bệnh đầu nhỏ là sự thoái hóa hoặc dị dạng của não, quyết định sự ra đời của trẻ em với đầu nhỏ hơn kích thước bình thường và đôi khi gây tử vong. Trong tháng 12 năm 2015,Trung tâm phòng chống và Kiểm soát bệnh châu Âu (ECDC) công bố một thông báo về mối quan hệ có thể xảy ra giữa virus Zika với bệnh đầu nhỏ bẩm sinh.
Các dữ liệu cho thấy ở bào thai của người phụ nữ bị nhiễm virus trong ba tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ cao của tật đầu nhỏ. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ngoài đến hội chứng này như lây truyền dọc có thể gây tổn thương não.
Hiện nay chưa có vaccine hay thuốc trị bệnh. Bệnh nhân khi nhiễm bệnh vẫn chỉ được theo dõi bình thường và được khuyên nghỉ ngơi, uống nhiều nước.
3. Chứng đầu nhỏ
Khi một đứa trẻ sinh ra đầu nhỏ hơn bình thường, não bộ của bé sẽ bị ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng khác nhau ở mỗi em nhưng nếu não quá bé, các em có thể chết vì các chức năng quan trọng nhất để duy trì sự sống không được não chỉ huy.
Trẻ em dù sống sót nhưng trí tuệ sẽ gặp nhiều vấn đề. Nguyên nhân gây teo não trẻ sơ sinh có thể là do bệnh truyền nhiễm như rubella, lạm dụng thuốc trong thai kì hoặc khiếm khuyết gene.
Chứng đầu nhỏ.
Brazil có hơn 150 ca mắc bệnh teo não trong năm 2014. Tuy nhiên tháng 10.2015, hơn 3.500 trường hợp đã được phát hiện. Sự nghi ngờ về mối quan hệ giữa Zika và bệnh teo não chưa được kiểm chứng.
4. Zika lan truyền thế nào?
Bản đồ phân bố muỗi Aedes trên toàn cầu.
Không giống như muỗi truyền sốt rét, loại muỗi Aedes hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Muỗi Aedes được tìm thấy ở mọi quốc gia châu Mỹ, trừ Canada và Chile. Hai khu vực này quá lạnh để muỗi sinh sống. Ở châu Á, loài muỗi Aedes cũng tồn tại. Khi hút máu người, chúng truyền luôn virus Zika vào cơ thể họ.
5. Các biện pháp phòng tránh bệnh.
Vì hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc chữa trị nên người dân cần phải chú trọng vấn đề bảo vệ an toàn trước muỗi đốt. Các lời khuyên gồm xịt thuốc muỗi, mặc quần áo dài tay và đóng kín cửa sổ, cửa ra vào.
Hạn chế đến các khu vực có nước đọng, ao tù nơi là nguồn sinh sản của muỗi. Bên cạnh đó thực hiện giống như các tiêu lệnh của Bộ Y tế khuyến cáo trong việc tránh lan truyền dịch sốt xuất huyết.
Đảm bảo sức khỏe, ăn uống điều độ, giữ vệ sinh thân thể để nâng cao hệ miễn dịch cho bản thân. Phụ nữ có thai cần tránh việc đi tới các khu vực có dịch.
Thường xuyên theo dõi các thông tin về virus Zika trên các phương tiện truyền thông đại chúng
6. Các biện pháp đối phó với Zika
Bộ trưởng Y tế Brazil, Marcelo Castro cho biết một dụng cụ thử nghiệm mới đã được ra mắt để phát hiện ca bệnh nhanh hơn. Ông cũng khẳng định tiền của đang được tập trung để tìm ra loại vaccine hiệu quả.
Một số nhà khoa học đề xuất sử dụng những loại muỗi biến đổi gene để hạn chế số lượng muỗi trong thiên nhiên. Hiện tại, cách phổ biến nhất vẫn là dùng thuốc xịt.
Bộ Y tế Việt Nam cùng các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế; giám sát chặt chẽ các hành khách nhập cảnh, đặc biệt những người đi về từ những vùng đang có dịch để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cách ly, xử lý kịp thời.
Các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế chủ động lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có tiền sử về từ vùng dịch gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm virus Zika nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh.
Các địa phương tăng cường các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng tương tự như phòng chống bệnh sốt xuất huyết để hạn chế sự phát triển của muỗi Aedes - loại muỗi truyền bệnh do virus Zika nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh này có thể lây lan nhanh khi xâm nhập vào Việt Nam; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh do virus Zika (bao gồm nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, hóa chất, giường bệnh...) để đáp ứng các hoạt động khi có dịch bệnh xâm nhập.
J.K