Những hòn đá bí ẩn kỳ lạ nhất thế giới

Hòn đá biết khóc tại Trung Quốc, hòn đá gây nên trận đại hồng thủy ở Mexico, hòn đá lớn lên như nấm sau mưa tại Rumania... vẫn còn là những hiện tượng bí ẩn chưa có lời giải suốt hàng thế kỷ qua.
Những hòn đá bí ẩn kỳ lạ nhất thế giới

Đá cuồng phong bão lũ

Một năm cuối thế kỷ XIX, Mexico đang phải chịu hạn hán khắc nghiệt, nước sông khô cạn, người ta bỗng phát hiện một pho tượng đá dưới dòng một con sông ở thôn Naterinsa. Pho tượng khổng lồ này cao 7,5m, đường kính 4m, nặng 167 tấn, vốn do những người thợ khéo léo đục đẽo từ hơn 1.300 năm trước. Trên mình pho tượng khắc dòng chữ ''Không được tuỳ tiện di chuyển, nếu không sẽ bị mưa lớn'', lại ghi rõ cả ngày tháng năm đã xảy ra mưa lớn dẫn đến lũ lụt do xê dịch tượng. Để bảo vệ cổ vật quý này, năm 1964, Chính phủ Mexico quyết định đưa pho tượng về thủ đô.

Được tin, dân trong thôn kịch liệt phản đối. Một vài cụ già biết sơ qua về ''hành động báo thù'' của tượng đá cũng liên tục can ngăn và cảnh báo Chính phủ: ''Nếu di chuyển tượng đá thì sẽ gây họa cho nhân dân''. Bỏ qua tất cả những biện pháp ngăn trở của dân trong vùng, pho tượng vẫn được kéo lên bờ sông rồi dùng một chiếc xe tải cực lớn chở đi.

Ngày 16/4/1964, tượng đá được chuyển đến thành phố Mexico và đặt trước tòa nhà chính trong Viện bảo tàng Mexico. Điều khó tin là pho tượng khổng lồ vừa đặt xong thì cuồng phong bão lũ lập tức kéo đến, chỉ lượng mưa trong một ngày đã là 40mm, đây là lượng mưa lớn nhất trong l05 năm qua ở Mexico. Toàn bộ Mexico chìm ngập, nhân dân điêu đứng khổ sở, chỉ có thôn Naterinsa là vẫn được bình yên vô sự, bởi ngay sau khi tượng bị chuyển đi, dân trong thôn đã tiên đoán được sự việc nên đã sớm đắp đê, làm đường phòng hộ để chống cơn đại hồng thủy dữ dội.

Đá lớn lên như nấm sau mưa

Ở Romania có một khu vực gồm toàn những hòn đá kỳ lạ. Chúng có khả năng tự phình to và lớn lên như... nấm sau khi tiếp xúc với nước mưa. Loại đá kỳ lạ này có tên là trovants (tiếng Rumani).

Những hòn đá bí ẩn kỳ lạ nhất thế giới - anh 1

Loại đá kỳ lạ này được tìm thấy ở làng Costesti của Rumani và được đặt tên là trovants (nghĩa là: cát xi măng).

Loại đá này được hình thành từ một loại cát xuất hiện cách đây hàng triệu năm trên trái đất. Bình thường chúng chỉ có kích thước 6 đến 9 mm nhưng khi có nước vào chúng phình to lên đến 6 tới 10 mét. Vài hòn đá thậm chí biết chuyển động. Cắt đôi hòn đá ra thì thấy có những vòng gân bên trong như một thân cây.

Bên trong đá trovants là các lõi đá cứng, bên ngoài là lớp vỏ do cát cấu tạo nên. Tuy nhiên hiện tượng phình to của đá trovants được một số nhà khoa học lý giải rằng bên dưới lớp vỏ đá là một hàm lượng khoáng vật cao. Khi bề mặt đá bị ướt, loại khoáng chất này bắt đầu gây sức ép với lớp cát bên ngoài và khiến khối đa bắt đầu phình to.Các khối hình nhỏ khác nhau: bầu dục hoặc sần sùi như những đốm mụn xuất hiện trên mặt của các phiến đá.

Nguồn gốc và khả năng phát triển kỳ lạ của loại đá này hiện vẫn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Khu bảo tồn đá trovant đi vào hoạt động năm 2004 và được bảo vệ bởi UNESCO.

Đá biết khóc

Trên trang 3 báo Tin tức (Trung Quốc), số ra ngày 19/11/1997 đăng tin: Tại một khu rừng rậm phía bắc Miến Điện có một tảng đá ''biết khóc''. Lúc bình thường thì tảng đá im ắng không có một tiếng động như những tảng đá khác nhưng hễ gặp mưa, tảng đá bỗng phát ra những âm thanh như tiếng người kêu khóc.

Tảng đá này được coi là lột trong mười kỳ quan của Miến Điện. Du khách không ngừng đổ xô đến đây để tận tai nghe tiếng đá kêu khóc. Các nhà địa chất học đã nhiều lần tiến hành khảo sát thực địa nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm ra căn nguyên của những âm thanh lạ lùng đó.

Trong núi Pirineos nằm giữa biên giới Pháp Tây Ban Nha cũng có một tảng đá ''biết khóc'', thường được gọi là ''đá khóc''. Tảng đá cao chưa đầy 30m, bề ngoài không có đặc điểm gì nổi bật, nhưng vào những buổi chiều quang đãng, nó lại vang lên những âm thanh nghe như tiếng con gái khóc. Du khách khắp nơi bị ''đá khóc'' kì lạ lôi cuốn nên lũ lượt kéo đến để tận tai được nghe ''đá khóc''.

Đá bò rống

Ở huyện Tinh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, có một nơi gọi là “thung lũng bò rống'' nằm giữa hai núi đá lớn. Khối đá bên trái hình tam giác, to bằng một chiếc ô tô, trông từ xa rất giống một con bò xám đang nằm. Bề mặt phía trên nhẵn thín, bên trong có nhiều lỗ đan xen nhau, du khách áp miệng vào những lỗ đó mà thổi thì phát ra những tràng âm thanh “ò ò'' nghe trầm trầm như tiếng bò rống, thổi càng khoẻ thì tiếng rống càng to, vang vọng vào các vách núi như tiếng đàn bò đang gọi nhau.

Để miêu tả sự thần kỳ đó, người xưa có câu rằng: ''Phục thạch ngưu minh xuy nguyện tuyền'', nghĩa là bò đá này mà rống thì mặt trăng cũng xoay tròn theo.

''Đá bò rống” cấu tạo từ nham thạch màu xám nhạt, bị nước mưa lâu ngày bào mòn nên có rất nhiều lỗ, các loại kiến, lằn, chuột, chim thi nhau chui qua khiến mặt trong của các lỗ trở nên nhẵn nhụi. Khi thổi hơi vào miệng lỗ, luồng không khí sẽ bị ma sát trong các lỗ đan xen nhau, giống như hiệu ứng âm thanh của các nhạc cụ hơi, vì vậy mà phát ra tiếng ''bò rống'' nghe rất thú vị.

Đá phun bong bóng

Tại ngôi làng Dancas phía tây nam của Nam Tư, có một khối đá kỳ quái, giống như hình quả trứng gà, trên thô dưới mịn, cao hơn 2m. Nhìn bề ngoài, nó có vẻ đứng không vững, nhưng đẩy mạnh đến mấv thì khối đá vẫn không đổ.

Càng kỳ diệu hơn là trong tháng 5 và tháng 10, khối đá lại phun ra những hạt bong bóng trắng, thời gian phun bong bóng cũng lúc dài lúc ngắn, thường khoảng nửa ngày đến một ngày. Các nhà khoa học nghiên cứu rất kỹ về khối đá, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kỳ 1ạ này. Người dân địa phương gọi khối đá là “Đá phun bong bóng''.

Xem thêm:

- Kỳ thú núi lửa bùn hình mắt người khổng lồ Pugachevskiy

- Bí ẩn sự biến mất của những thành phố cổ

Minh Châu (t/h)
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.