Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).
Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ...
Theo đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế...
Tuy có nhiều tác dụng tích cuwoj nhưng tỏi không phải thích hợp với mọi đối tượng. Những đối tượng sau đây không nên ăn tỏi vì có thể ảnh hưởng sức khỏe:
Người mắc bệnh về mắt
Người xưa có câu: “Tỏi trị bách bệnh, duy chỉ có hại cho mắt”. Còn Kê Khang trong cuốn “Dưỡng sinh thận” cũng từng chỉ ra: “Vị cay hại con mắt”.
Tỏi có tính nóng, vị cay, có thể gây ra kích thích, xung huyết võng mạc mắt đối với những người từng bị tổn thương tại cơ quan này.
Do đó, những đối tượng có tiền sử mắc các bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi và kiêng vị cay trong quá trình trị liệu.
Người bị bệnh tiêu chảy
Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Người bị bệnh thận
Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Người bị bệnh gan
Từ lâu, tỏi được nhiều người dùng làm bài thuốc tự nhiên để phòng ngừa bệnh gan. Thậm chí, một số bệnh nhân đang nhiễm viên gan vẫn thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này mỗi ngày. Kỳ thực, đây là cách làm “lợi bất cập hại”.
Danh y Lý Thời Trân từng ghi lại trong cuốn “Bản thảo cương mục”: “Tỏi ăn lâu dài sẽ gây thương gan, tổn mắt".
Nguyên nhân vì tỏi có tính nóng, vị cay, trợ hỏa và kích thích mạnh. Bởi vậy, những người bị các bệnh về gan ăn tỏi dễ bị “hỏa vượng” (bốc hỏa), thời gian dài sẽ tạo thành tổn thương đối với cơ quan này.
Người có sức đề kháng yếu
Ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Hơn nữa tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý hạn chế ăn tỏi.
Bệnh nhân trước khi phẫu thuật
Những bệnh nhân sẽ trải qua một cuộc phẫu thuật nên lưu ý rằng họ cần phải ngừng ăn tỏi ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể kéo dài chảy máu.
Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
Khi dùng với số lượng bình thường, tỏi vẫn an toàn khi ăn với thai phụ. Dù không có đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng tỏi trong những trường hợp này .Tuy nhiên, tỏi có lẽ là không an toàn khi sử dụng với thuốc uống trong khi mang thai và cho con bú.
Lưu ý đặc biệt khi dùng tỏi
- Ngộ độc: Tỏi có thể lên mầm dù đã bảo quản trong điều kiện thoáng mát, khi tỏi đã lên mầm, chúng không còn tác dụng cho sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc. Ngộ độc tỏi có thể nhận dạng bằng những dấu hiệu khó chịu trong dạ dày, biến chứng nặng có thể gây tử vong.
- Ảnh hưởng tới tiêu hóa: Ăn quá nhiều tỏi, đặc biệt là tỏi sống có thể gây kích ứng và tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.
- Loét dạ dày: Ản tỏi khi đói hoặc ít dùng kèm các thực phẩm khác có thể gây loét dạ dày bởi chất allicin có trong tỏi có thể khiến tính kháng sinh trong tỏi phát giác, sinh nhiệt làm nóng dạ dày.
- Kích ứng da: Allicin cũng có thể gây kích ứng da mạnh, khiến da đỏ ửng, đau nhức...
- Gây dị ứng: Một số người có thể có kích ứng nhẹ khi dùng tỏi như ợ nóng, đầy hơi. Tuy nhiên cơ địa một số người không phù hợp, những triệu chứng này có thể rất nặng, ảnh hưởng tới tính mạng.
Nha Trang