Những quan niệm sai lầm trong phòng ngừa bệnh Covid-19

(Ngày Nay) - Khi xuất hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), nhiều người đã nhanh chóng truyền tai nhau kinh nghiệm phòng bệnh.
Bồ kết được nhiều người lựa chọn dự trữ để đốt xông nhà, phòng bệnh Corona
Bồ kết được nhiều người lựa chọn dự trữ để đốt xông nhà, phòng bệnh Corona

Từ kinh nghiệm dùng các vị thuốc dân gian…

Kinh nghiệm phòng virus Corona được chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn, facebook cá nhân là đun lá xông nhà, đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tram... Ngay lập tức, những mặt hàng này tại các chợ trở nên “hot”, thậm chí khan hiếm vì nhu cầu tăng đột biến.

Các bà nội trợ thấy “nhà người ta” tăng cường tỏi trong bữa ăn hoặc đun lá xông, đốt bồ kết mà mình chưa thực hiện được nên cũng cảm thấy không yên tâm. Cứ thế, “phong trào” diệt virus Corona bằng những vị thuốc dân gian trở nên rầm rộ. Và khi mọi người thực hiện được đã góp phần trấn an tâm lý - “không bổ ngang thì cũng bổ… dọc”.

Tuy nhiên, theo GS-TS. Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E (Hà Nội): Những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus Corona. Những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiễm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với Corona.

Còn theo PGS-TS. Phạm Như Hải, Phó Chủ nhiệm khoa Y dược, Bệnh viện E: Việc đốt bồ kết giúp làm ấm không khí làm ngăn cản virus, ngậm muối để bảo vệ niêm mạc tại chỗ. Dân gian cũng hay uống nước gừng, quất mật ong, cánh hoa hồng… để bảo vệ niêm mạc, đỡ kích thích niêm mạc. Những phương pháp này giúp tăng sức đề kháng chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt virus Corona.

Mặc dù các vị thuốc dân gian không có tác dụng phòng ngừa virus Corona nhưng cũng góp phần tăng sức đề kháng, có thể bảo vệ niêm mạc, tránh một số bệnh đường hô hấp. Còn đối với những kinh nghiệm phòng bệnh Corona bằng thuốc tân dược thì thực sự quan ngại.

… Đến sử dụng các loại thuốc tân dược

 Trong vô số các biện pháp phòng bệnh Corona được mọi người bàn tới trong cuộc họp công ty, chị Thanh (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm: Tôi có người bạn làm bác sỹ nha khoa ở Pháp, hễ khi nào có dịch cúm thì bảo tôi ngậm 2 viên kháng sinh ở họng để dự phòng. Lần nào tôi cũng làm theo và quả nhiên… không bị cúm. Tôi nghĩ bệnh Corona này cũng là một dạng cúm nên mọi người cũng cứ thử ngậm lấy 2 viên kháng sinh mà dự phòng.

Không biết có bao nhiêu người đã nghe theo lời mách bảo tưởng chừng hợp lý này, tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng sinh không có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị Covid-19. Lý do vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus mà chỉ hiệu quả với các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Virrus Corona chủng mới là một loại virus. Vì thế, không thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị loại virus này.

Tương tự, một số người cho rằng Corona cũng là một dạng cúm nên dự phòng bằng… tamiflu. Tuy nhiên, đâylà loại thuốc có tác dụng điều trị trong cả cúm A và cúm B. Thuốc có tác dụng điều trị và dự phòng cúm ở những người đã tiếp xúc với người bệnh mà chưa có triệu chứng. Thuốc có thể giúp rút ngắn thời gian mắc cúm khoảng 1 ngày, giảm tỉ lệ mắc cúm trong điều trị dự phòng cúm mùa.

Tác dụng của thuốc chỉ được phát huy khi sử dụng sớm, trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Nếu sử dụng muộn, thuốc không những không có hiệu quả điều trị mà còn làm gia tăng sự kháng thuốc.

Các tác dụng phụ của việc dùng thuốc có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, mất ngủ và co giật... Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, lạm dụng thuốc tamiflu sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đặc biệt khiến tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng.

WHO cảnh báo, cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của viruss Corona. Đối với việc dự phòng lây nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây không được khuyến nghị vì không hiệu quả để bảo vệ bạn và thậm chí có thể gây hại: Sử dụng vitamin C; Hút thuốc; Sử dụng trà thảo dược truyền thống; Đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa; Tự dùng thuốc như kháng sinh.

Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh Covid-19, WHO khuyến cáo mọi người có thể tự bảo vệ mình thông qua các biện pháp dưới đây:

-  Nếu bạn sống ở khu vực có dịch ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay trở về từ những khu vực có dịch, bạn hãy lưu ý những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh và giữ gìn sức khỏe bằng những cách duy trì khoảng cách giao tiếp từ 1-2m giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người đang ho, hắt hơi và bị sốt; Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng; Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc với xà phòng và nước. Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy đi khám sớm và kể cho nhân viên y tế biết chi tiết trước đó bạn đã đi những đâu.

-  Nếu bạn không sống hoặc không đến các vùng dịch bệnh ở Trung Quốc và không tiếp xúc với những người bị ảnh hưởng, hãy lưu ý thông tin mới nhất và chỉ cần và giữ gìn sức khỏe bằng những cách bảo đảm chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm thông thường; Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.

TIN LIÊN QUAN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.