“Áo mưa” là một sản phẩm được các nhân viên y tế khuyến cáo sử dụng bởi nó có rất nhiều lợi ích cho những cặp đôi khi làm “chuyện yêu”. Ngoài tác dụng giúp phòng tránh thai, "áo mưa" còn giúp ngăn chặn các bệnh lây lan qua đường tình ái rất hiệu quả. Tuy nhiên ở thời kì cổ đại, quan niệm và nguyên liệu làm ra chiếc "áo mưa" lại rất kì quái, thậm chí rất kinh hoàng như: người La Mã sử dụng ruột của chính kẻ thù để làm "áo mưa" hoặc người đầu tiên dùng thử "áo mưa" lại phải "hành sự" trước sự chứng kiến của hàng ngàn người...
Hình ảnh chiếc "áo mưa" đời đầu được làm bằng ruột heo và có thể "tái sử dụng" nhiều lần! |
Người La Mã có phải là người đầu tiên sử dụng "áo mưa"?
Theo những ghi chép lịch sử, tuy người La Mã đã từng dùng ruột của chính kẻ thù để làm "áo mưa" nhưng những tài liệu sớm nhất ghi lại việc sử dụng "áo mưa" lại thuộc về người Ai Cập vào khoảng 1.000 năm trước. Trong một công trình nghiên cứu về các bức tranh cổ của người Ai Cập, khoảng 900 năm trước Công nguyên, người ta đã thấy có những bức hình miêu tả cách sử dụng "áo mưa". Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những bức tranh miêu tả việc sử dụng "áo mưa" tại châu Âu cùng thời gian này. Người Nhật cũng được ghi nhận là có sử dụng "áo mưa", nhưng người Ai Cập mới là người đầu tiên sử dụng chúng trên thế giới.
"Áo mưa" được làm từ ruột động vật có từ thế kỷ 19. |
Thời cổ đại, "áo mưa" được làm từ vật liệu gì?
"Áo mưa" đầu tiên được ghi nhận làm bằng da và không có chất bôi trơn kèm theo. Nhiều nhà sử học cho rằng ít nhất thời điểm này cũng phải có chất bôi trơn, chẳng hạn như mỡ động vật hoặc một chất gì đó khiến da trở nên trơn tru hơn, thuận lợi cho quá trình "yêu" của các cặp đôi. Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy bất cứ một ghi chép nào có nhắc đến chất bôi trơn dùng cho "áo mưa" da này.
Người Trung Quốc thời cổ đại thích dùng bong bóng cá làm "áo mưa", còn người Nhật lại dùng rong biển, giấy mềm... lót chặn. Tuy nhiên, kinh hoàng nhất vẫn là cách làm "áo mưa" của người La Mã vì họ dùng ruột của kẻ thù làm chất liệu tạo ra "áo mưa". Ngoài ra, ở thời kì này, người ta còn dùng một số nguyên liệu khác để làm "áo mưa", điển hình nhất là ruột động vật (ruột cừu, dê và một số loài khác).
Người xưa sản xuất "áo mưa" từ ruột động vật ra sao?
Để sản xuất "áo mưa" từ ruột động vật, người cổ đại lấy ruột cừu ngâm vào nước vài giờ rồi lộn ngược lại, ngâm vào kiềm loãng, cứ sau 12 tiếng lại lộn ngược lại để ngâm. Sau đó họ dùng dao cạo hết dịch nhầy và mỡ rồi phơi lên khói lưu huỳnh. Tiếp theo là giặt bằng nước và xà phòng, thổi phồng lên rồi phơi khô, sau đó cắt ra thành miếng có độ dài phù hợp với "cậu bé" rồi may túm lại một đầu. Trước mỗi lần dùng "áo mưa", họ đều mang đi ngâm nước cho mềm. Loại "áo mưa nhà làm" này khá đắt đỏ nhưng lại có thể sử dụng được nhiều lần.
Nhân vật đầu tiên thử nghiệm "áo mưa" phải "hành sự" trước mặt hàng ngàn người
Gabrielle, người Italy, được ghi nhận là người đầu tiên sử dụng "áo mưa" trước hàng nghìn "khán giả". Việc làm này của ông nhằm chứng minh cho mọi người thời ấy biết rằng, "áo mưa" rất có hiệu quả trong việc chống lại căn bệnh nguy hiểm nhất ở Italy vào thế kỷ 15 - bệnh giang mai. Và chiếc "áo mưa" mà Gabrielle sử dụng được làm bằng vải lanh.
Nhập mô tả ảnh |
Cuộc cách mạng của "áo mua"
Mãi đến thế kỷ 18, một bước ngoặt rất quan trọng trong việc sử dụng nguyên liệu chế tạo "áo mưa" đã được phát minh ra. Thay vì sử dụng những nguyên liệu như vải lanh, người ta đã biết sử dụng cao su để chế tạo "áo mưa". Cao su được chọn vì nó có tính đàn hồi tốt và có khả năng giữ "tinh binh" tốt hơn.Vào những năm 1930, một nguyên liệu mới được tìm ra để thay thế cho cao su trong sản xuất "áo mưa", đó là nhựa mủ cao su. Nhựa mủ tốt hơn cao su ở tính hiệu quả và độ bền, và chất liệu này vẫn còn được sử dụng sản xuất "áo mưa" cho đến tận hôm nay.
Ngày nay, chiếc "áo mưa" đã trở nên quen thuộc trong khi làm "chuyện yêu" của các cặp đôi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ, toàn diện về chiếc "áo mưa" mà họ đang dùng. Vậy nên, hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết về chiếc "áo mưa" để bảo vệ cho bản thân và "nửa kia" của mình tốt hơn, bạn nhé!
Theo khoeplus