Ai đã nghĩ ra máy ảnh ?
Vào giữa thế kỷ XI và XVI, con người đã bắt đầu sử dụng một loại máy ảnh thô sơ được gọi là Hộp tối, nó cho phép chúng ta in ra giấy những hình ảnh rồi sau đó qua một vài khâu xử lý ta sẽ nhận được hình ảnh chính xác của vật chụp.
Vào năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một chiếc máy ảnh có một thấu kính và một lỗ có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh.
Năm 1802 ông Tomas Erdward và ông Gamphri Devid bằng cách in tiếp xúc đã thu được hình ảnh trên một loại giấy đặc biệt tuy nhiên những bức ảnh này không bền.
Vào năm 1816 ông Zozep Nips đã làm ra một chiếc máy ảnh kiểu hộp và vật kính được lấy ra từ kính hiển vi và đã thu được ảnh âm bản.
Năm 1835 ông William Tabot là người đầu tiên đã làm ra dương bản từ ảnh âm và cũng thu được những bức ảnh rất nét.
Năm 1839 ông Luis Đage đã công bố phát minh của mình về một quá trình định vị ảnh trên các miếng bạc thời gian qua đi và đã có rất nhiều người đóng góp ý tưởng và công sức vào việc hoàn thiện chiếc máy ảnh và cuối cùng vào năm 1888 người ta đã thấy trên thị trường những chiếc máy ảnh hiện đại của hãng Eastman Dry Play and Film sử dụng hệ thống Kodak.
Chiếc máy ảnh đã nạp sẵn phim rộng 6cm đủ cho 100 kiểu. Sau khi sử dụng hết phim máy ảnh được trả về cho công ty ở Rotchetơ, cuốn phim này được lấy ra và in tráng. Chiếc máy ảnh này lại được nạp lại phim và trả lại cho khách hàng. Từ đó đến nay chiếc máy ảnh không ngừng được cải tiến cho đẹp hơn, nhỏ hơn, thuận tiện hơn và nó được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
Những sự thật thú vị về máy ảnh có thể bạn chưa biết
Nếu muốn chụp hình bằng chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới, bạn sẽ phải ngồi im dưới nắng 8 giờ đồng hồ. Thật hiếm người nào làm được điều này phải không? Có lẽ đây cũng là lý do khiến những bức ảnh đầu tiên trên thế giới thường là ảnh phong cảnh.
Với các loại máy ảnh hiện đại ngày nay, bạn có thể dùng ống kính Nikon trên máy Canon, nhưng ngược lại thì không. Nguyên nhân của điều này là do ống kính Canon được thiết sát với mặt cảm biến hơn, vì vậy khi gắn ống Canon lên thân máy Nikon người ta thường dùng ngàm chuyển chống cận. Tuy nhiên giải pháp này lại khiến chất lượng ảnh suy giảm.
Ảnh thời xưa thường có màu nâu đỏ - Sepia là bởi hợp chất sulfat có trong nước tráng phim. Hợp chất này cho độ bền màu sắc cao hơn 50% so với màu trắng đen của bạc trên ảnh thông thường. Báo giấy lưu trữ lâu năm có màu vàng cũng có lí giải tương tự.
Còn tiếp...