Những ‘thám tử bốn chân’

(Ngày Nay) - Vừa là thú cưng, vừa là đồng nghiệp, vừa là chiến binh, sự cống hiến của các chú chó nghiệp vụ tại Cục Quản lý huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (C69) - trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động - nguy hiểm chẳng kém gì con người.
Trung úy Hà Thu Trang cùng chú cảnh khuyển Ben
Trung úy Hà Thu Trang cùng chú cảnh khuyển Ben

Tình bạn giữa các chiến sĩ công an và những chú cảnh khuyển không đơn thuần chỉ là mối quan hệ chủ - tớ bình thường, nó trở thành tình đồng đội, bất chấp hiểm nguy làm nhiệm vụ, khi tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, khi chống bạo loạn, biểu tình, bắt cóc con tin…

Sẵn sàng tác chiến 24/24h

Năm 2014, hai cảnh khuyển Donal và Tôm được nhận về Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (Kim Anh, Sóc Sơn, HN) do Đại úy Đỗ Văn Chức (C69) trực tiếp đảm nhận. Trong số những chú chó được huấn luyện tại trường nghiệp vụ, Donal và Tôm là hai chú chó có thành tích nổi bật với chiến công phá nhiều chuyên án đặc biệt.

Vốn là một chú chó thuộc dòng chó Beggie có thể lực tốt, nhanh nhẹn và chấp hành kỷ luật tốt, chú chó nghiệp vụ Tôm được huấn luyện trong công tác cứu hộ, cứu nạn kiêm nhiệm bảo vệ, chuyên cắn và đuổi bắt tội phạm. Chỉ sau 6 tháng huấn luyện, Tôm đã tỏ ra rất tích cực, hăng hái và lanh lợi ngay trong lần đầu ra quân. Ngay từ khi bắt đầu gia nhập hàng ngũ “chiến đấu”, Tôm đã được tham gia hai chuyên án có sức nặng: Một chuyên án về ma túy tại tỉnh Sơn La và chuyên án tìm kiếm cháu bé Nguyễn Minh Châu bị mất tích năm 2016 tại quận Long Biên, Hà Nội. Trong chuyên án ma túy tại tỉnh Sơn La, vượt lên địa hình rừng núi hiểm trở, không bị thời tiết khắc nghiệt “đánh gục”, Tôm phá án khá chuyên nghiệp, lúc nào cũng nhanh như “đạn bắn”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong sự ngỡ ngàng của nhiều chiến sĩ.

Theo Đại úy Đỗ Văn Chức, Tôm là một chú chó dũng cảm, nghiêm túc trong công việc nhưng cũng rất giàu tình cảm, đặc biệt là với nữ giới. Trong một lần giao lưu với các chiến sĩ đặc nhiệm, Tôm được các nữ chiến sĩ vuốt ve, âu yếm. Đáp lại tình cảm nhẹ nhàng của phái nữ, Tôm nhảy chồm lên ôm các nữ chiến sĩ khiến chị em được phen sợ hãi bỏ chạy tán loạn. “Chị em thì xanh mặt sợ hãi còn các nam chiến sĩ lúc đó không nhịn nổi cười” – Đại úy Chức kể lại.

Một lần khác, khi Đại úy Chức nhận thêm một chú chó tên Rex về huấn luyện. Những ngày đầu tiên, Tôm tỏ ra hết sức bình thường với người bạn mới, nhưng đến ngày thứ 5, Tôm bắt đầu có thái độ bất hòa, không chịu hợp tác. Khi đang đi huấn luyện ở sân tập, thấy Đại úy Chức vuốt ve Rex, chú chó Tôm liên tục gầm gừ rồi nhảy lên cắn người bạn của mình, nhất quyết không cho Rex lại gần chỉ huy.

Những ‘thám tử bốn chân’ ảnh 1Chú chó nghiệp vụ Zec trong bài tập phát triển hung dữ 

Nếu Tôm là chú chó điềm đạm bao nhiêu thì người bạn thân thiết của Tôm là Donal lại quyết liệt và mạnh mẽ bấy nhiêu. Được đào tạo chuyên khoa về ma túy, Donal là chú chó có hình tướng vạm vỡ và dữ dằn. Theo Đại úy Chức, Donal luôn hết mình trong công việc, phá được nhiều chuyên án, thậm chí có “tự trọng” nghề nghiệp rất cao. Đó là mùa Noel năm 2016, chú cảnh khuyển Donal được cử vào tỉnh Hà Tĩnh cùng các chiến sĩ để đánh chuyên án ma túy. Nhiệm vụ của Donal là đánh hơi, tìm kiếm ma túy tại nhà đối tượng. Đi cùng với Donal là một chú chó nữa, Lex. Mỗi chú chó được phân bố ra một khu vực khác nhau. Tuy nhiên, chuyên án năm ấy, Donal lại không phải là chú chó tìm ra được ma túy mà là anh bạn đồng nghiệp, Lex.

Sau khi kết thúc nhiệm vụ, Donal và Lex được cán bộ huấn luyện bồi dưỡng thức ăn đêm. Nhưng lạ nỗi, chú chó Donal từ chối không ăn. Điều này khiến Đại úy Chức vô cùng ngạc nhiên bởi từ trước đến nay, anh chưa bao giờ thấy Donal bỏ bữa. “Đây là lần đầu tiên tôi thấy chú chó của tôi bỏ bữa, có lẽ là vì Donal buồn khi không tìm ra được ma túy, không lập được chiến công nên không muốn ăn” - Đại úy Đỗ Văn Chức chia sẻ.

Theo Đại úy Đỗ Văn Chức, một ngày luyện tập của những chú chó nghiệp vụ bao gồm những động tác từ đơn giản đến phức tạp: ngồi, nằm, trườn, bò…, truy đuổi, tấn công đối tượng… Được đào tạo trong môi trường kỷ luật cao nên những chú chó nghiệp vụ thường có hình tướng dữ tợn, sung sức, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu 24/24h. Đó là những chú chó làm việc có trách nhiệm và “hiểu nghề” vô cùng.

Những vị chỉ huy kiên nhẫn

Để đủ tiêu chuẩn đứng vào “hàng ngũ” chiến đấu cùng các chiến sĩ công an, những chú chó nghiệp vụ cần phải trải qua một khóa đào tạo bài bản và hết sức khắt khe. Và để thực hiện được điều đó, những chú cảnh khuyển không thể không cần đến những người huấn luyện viên tài ba, nhiệt huyết.

Những ‘thám tử bốn chân’ ảnh 2

Các chiến sĩ cùng những chú chó nghiệp vụ nghiêm chỉnh luyện tập

Đào tạo nên những chú chó nghiệp vụ thông minh, nắm bắt hiệu lệnh nhanh chóng, dạn dày trong điều tra, truy bắt tội phạm là một quá trình không dễ dàng. Đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên đã phải trải qua những ngày tháng tập luyện vô cùng gian nan, vất vả và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Để bám trụ với nghề huấn luyện chó nghiệp vụ, cán bộ, chiến sĩ phải là những người thực sự có lòng đam mê và tinh thần cống hiến. Hơn nữa, họ phải có một tình yêu đặc biệt dành cho những chú chó nghiệp vụ này.

Trung Úy Hà Thu Trang là nữ chiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong ngành huấn luyện chó nghiệp vụ của Cục Quản lý huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ C69.

Được đảm nhận vai trò huấn luyện chú chó nghiệp vụ tên Ben với chuyên ngành đào tạo về chất nổ và ma túy, Trung úy Hà Thu Trang đã cùng Ben trải qua nhiều ngày tập luyện vất vả. Bất kể ngày hay đêm, thời tiết nóng hay lạnh, hễ nhận nhiệm vụ là “cặp bài trùng” Trung úy Trang và Ben luôn luôn sẵn sàng tinh thần chiến đấu. Trong những lần tập luyện tại địa hình rừng núi hiểm trở tại huyện Sóc Sơn, mặc dù điều kiện khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nhưng chú chó Ben luôn hăng say hoàn thành các bài tập do chủ nhân huyến luyện.

Những ‘thám tử bốn chân’ ảnh 3Chú cảnh khuyển trong bài tập bò

Đối với chiến sĩ Thu Trang, Ben như một người bạn thân thiết không thể thiếu trong cuộc sống. Mặc dù đã có gia đình và con nhỏ nhưng chiến sĩ Thu Trang luôn ưu tiên dành nhiều thời gian luyện tập cùng Ben để nâng cao hiệu quả phá án. Có không ít lần, sau đợt nghỉ phép hoặc đi công tác dài ngày về, Trung úy Trang vội vàng chạy đến thăm Ben, cùng Ben luyện tập để “không quên bài học”. Trong những khoảnh khắc hội ngộ quý báu ấy, chú chó Ben lúc nào cũng cuống quýt chồm lên ôm cô chủ nhỏ Thu Trang.

Trung úy Trang chia sẻ, là phụ nữ đã có gia đình nên công việc huấn luyện chó nghiệp vụ của Trang hạn chế hơn rất nhiều so với những chiến sĩ khác. Sức khỏe là điểm hạn chế lớn nhất của Trang so với các nam chiến sĩ. Huấn luyện chó nghiệp vụ cần rất nhiều kiên nhẫn, sức khỏe và thời gian. Do tính chất công việc tập luyện tại thao trường gian nan, vất vả nên đôi khi sức khỏe của Trang không đủ để đáp ứng được yêu cầu của cấp trên. Chưa kể con gái còn nhỏ nên Trung úy Trang phải thực sự “đong đếm” thời gian để vừa có thể đảm bảo những bài tập cho người bạn trung thành là chú chó Ben, vừa phải dành thời gian cho con gái và gia đình. Trung úy Trang chia sẻ: “Đôi khi con gái tôi hờn dỗi vì mẹ không ở bên con nhiều, thậm chí giận mẹ với lý do ngây thơ mẹ yêu chó hơn con…”. Vì thế, Trung úy Trang lúc nào cũng quan tâm, để ý đến con gái, khéo léo cân bằng công việc và gia đình để không xao nhãng nhiệm vụ huấn luyện Ben, cũng không tạo khoảng cách với con gái và gia đình.

Những ‘thám tử bốn chân’ ảnh 4

Ben luôn dành một tình cảm đặc biệt cho chủ nhân của mình

Đối với những “học trò” đặc biệt ấy, theo như Đại úy Đỗ Văn Chức, các huấn luyện viên không chỉ có những bài giảng và kỹ năng truyền đạt tốt mà phải có sự kiên nhẫn vượt bậc, tình yêu thương vô bờ đối với loài chó. Bởi, “các đồng chí chó cũng có những tính cách và tình cảm giống như con người. Chỉ cần cảm nhận được tình cảm của người chỉ huy, chú chó sẽ thấu hiểu và không làm người chỉ huy thất vọng. Mỗi chú cảnh khuyển mang một cá tính riêng nhưng các chú đều dành tình cảm sâu đậm đối với chỉ huy của mình. Thậm chí, có những chú còn biết “ghen tuông” khi chỉ huy của mình vuốt ve chú chó khác…” – Đại úy Chức cười nói.

Không giống như công tác huấn luyện nghiệp vụ khác, mỗi chú chó khi đưa vào huấn luyện đều gắn bó với một chiến sĩ từ lúc làm quen đến khi “về hưu”. Từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành khóa luyện, chú cảnh khuyển sẽ gắn bó suốt đời với một huấn luyện viên duy nhất trong quá trình phá án và công tác nghiệp vụ khác. Bởi vậy, giữa người huấn luyện viên và chú cảnh khuyển luôn có một tình cảm khăng khít, giống như một đôi bạn tri kỷ.

Hơn 50 năm qua, kể từ khi thành lập Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ đến nay, đã có rất nhiều vụ án ở nhiều cấp độ nguy hiểm, hình thức phạm tội khác nhau đã được triệt phá thành công nhờ sự trợ giúp đắc lực của các chú chó. Đó là vụ vụ sập mỏ đá tại Tân Sơn (Phú Thọ), vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, vụ sạt lở đất tại Pắc Nậm (Bắc Kạn)… cùng nhiều chuyên án lớn như chuyên án ma túy tại Sơn La, những chú chó ở C69 đã cùng các lực lượng bắt giữ 5 đối tượng và thu giữ 148 bánh heroin… Cục Quản lý huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ C69 cho đến nay vẫn là một trong những nơi đào tạo cán bộ huấn luyện chó nghiệp vụ lớn nhất cả nước, sản sinh ra những chú chó nghiệp vụ tinh khôn, nhanh nhạy và dũng cảm vượt trội, góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự cho xã hội.

Hiện nay, Công an các đơn vị, địa phương đang tăng cường sử dụng động vật nghiệp vụ tham gia bảo vệ, tấn công, trấn áp tội phạm và hỗ trợ có hiệu quả công tác điều tra phá án, truy  xét tội phạm. Động vật nghiệp vụ còn được sử dụng tham gia diễn tập thực binh 7 phương án chống bạo loạn, biểu tình, bắt cóc con tin, phòng chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy... do Bộ Công an, Bộ Tư lệnh CSCĐ hoặc các ngành phối hợp tổ chức.

Một số đơn vị, địa phương sử dụng động vật nghiệp vụ có hiệu quả cao như Công an Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Nghệ An… Trong đó, tiêu biểu là Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (C69) trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?