Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu luôn được bồi bổ sức khỏe bằng nhiều món ăn ngon, giúp bào thai trong bụng phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, nếu các mẹ không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, rất có thể mẹ sẽ vô tình gây hại đến sự phát triển của con yêu, gây nguy hiểm cho chính cơ thể mình. Vì vậy, các mẹ bầu nên tránh một số thực phẩm sau để yên tâm cùng con trải qua 9 tháng thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ cần lưu ý một số thực phẩm nên tránh trong thời kỳ mang thai. |
Món lẩu
Theo các nghiên cứu y học, ăn lẩu thường xuyên có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Khi ăn lẩu, dạ dày phải hoạt động liên tục trong thời gian nhiều giờ đồng hồ. Thêm nữa, các món lẩu đều sử dụng những thực phẩm sống như thịt sống, rau sống, các loại củ sống...nên khi chưa nhúng kỹ có thể dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột, nhiễm trùng ký sinh sán lá.
Ăn lẩu thường xuyên khiến bà bầu dễ mắc bệnh về tiêu hóa, đường ruột... |
Mặt khác, phụ nữ khi mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi khiến dạ dày và hệ tiêu hóa dễ tổn thương hơn. Vì vậy, để đảm bảo con khỏe, mẹ vui các bà bầu nên hạn chế tối đa ăn lẩu.
Hoa quả và hải sản
Không chỉ với bà bầu mà đối với những người khỏe mạnh cũng không nên kết hợp sử dụng hải sản và hoa quả cùng lúc. Nếu như ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì rất dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy. Vì những món ăn chế biến từ hải sản như tôm, cua, sò, ốc thường chứa lượng lớn asen pentavenlent, những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lập tức gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khoảng 4 tiếng sau khi ăn hải sản mới nên ăn trái cây.
Bà bầu ăn hải sản thường xuyên ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của thai nhi. |
Nếu phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú thường xuyên ăn đồ hải sản sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7 đến 14 tuổi mới xuất hiện. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế ăn đồ hải sản, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.
Món pa-tê
Theo số liệu thống kê thì pa-tê là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn về tiêu hoá. Vì vậy mẹ bầu nên tránh món ăn này nếu không dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của mình và bé yêu.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn pa - tê. |
Các món gỏi, thịt sống
Gỏi là món ăn lạ miệng, khoái khẩu của nhiều người nhưng lại là những thực phẩm rất dễ gây bệnh. Có thể kể đến như tiết canh, nộm, sushi, đồ ăn nhúng tái… Khi chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli. Hai loại vi khuẩn này chính là thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy. Vì vậy, bà bầu nên thực hiện tốt các phương án ăn chín uống sôi và đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm để tránh gây ra những vấn đề về sức khỏe cho mẹ và bé.
Các món gỏi, thịt sống chứa vi khuẩn Listeria, Ecoli gây ra bệnh tiêu chảy |
Trà kết hợp với trứng
Trong trà chứa các chất có tính axit. Nếu trà kết hợp với sắt ở trong trứng, sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.
Sữa và chocolate
Trong sữa chứa hàm lượng lớn Protein và Canxi còn trong chocolate lại có Axit oxalic. Nếu sử dụng cùng lúc hai loại thực phẩm này sẽ sản sinh ra phản ứng hóa học, hình thành canxi oxalate không hòa tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Ngoài ra còn có thể dẫn đến các hiện tượng như khô tóc, lông xơ cứng, đau bụng, đi ngoài, trẻ em chậm phát triển, dễ gãy xương, tăng tỉ lệ phát bệnh sỏi đường tiết niệu...
Sữa và chocolate gây chậm phát triển ở trẻ em. |
Bên cạnh đó, một số người còn dùng sữa thay nước trắng khi uống thuốc. Sữa sẽ tạo thành lớp màng bọc bên ngoài thuốc, khiến cho các khoáng chất trong sữa như canxi, magie và thuốc phản ứng với nhau tạo thành các hợp chất khó tan làm cho thuốc khó được giải phóng và hấp thụ. Vì thế trước và sau khi uống thuốc 1 tiếng đồng hồ không nên uống sữa. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý để bé yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh.
>> Xem thêm:
Nguyên tắc "vàng" dạy con gái phòng tránh yêu râu xanh