Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Có nhiều thực phẩm bạn cần phải ăn nhiều để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tuy nhiên có những loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Vậy những loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh là gì? Bạn hãy tìm hiểu về những thực phẩm đó dưới đây nhé!
Những loại hoa quả bà bầu không nên ăn
Nhãn
Nhãn có tính nóng, mà phụ nữ khi mang thai thân nhiệt tăng lên rất nhiều. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhãn sẽ làm tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.
Đu đủ xanh
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
Táo mèo
Có nhiều nghiên cứu cho thấy táo mèo có tác dụng kích thích tử cung khiến tử cung co bóp và thu nhỏ lại, điều này dễ khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai và sinh non.
Dứa (Thơm)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai.
Tuy nhiên khi các bạn đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.
Đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
Dưa hấu
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Hơn nữa ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
Nước dừa
Lượng kali cao trong nước dừa có thể gây co thắt tử cung, gây sảy thai. Phụ nữ có thai nên tranh uống nước dừa trong 3 tháng đầu, nếu có thì chỉ nên 1 quả / tuần.
Những loại rau củ bà bầu không nên ăn
Đậu phộng (Lạc)
Trong đậu phộng có chứa chất đạm dị ứng có thể đi vào bào thai và gây ra việc dị ứng khiến khi sinh con ra con bạn sẽ bị dị ứng với loại này. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.
Khoai tây
Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.
Rau sam
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
Ngải cứu
Ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp. Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
Rau chùm ngây
Trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.
Rau ngót
Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Rau răm
Việc bà bầu sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Các thực phẩm khác mà bà bầu cũng không nên ăn
Gừng, ớt: Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.
Chất kích thích: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường xảy ra các sai sót trong quá trình hình thành các tế bào cơ thể và trí tuệ của thai nhi, hay nghiêm trọng hơn nữa là thai chết lưu…Vì thế các mẹ bầu nên hạn chế hoặc kiêng uống rượu ở bất kì thời điểm nào của thai kì.
Thịt tái, sống: Các nghiên cứu y học cho thấy, phụ nữ mang thai không nên ăn đồ tái sống chưa chín. Vì thời kì mang thai, sự thay đổi nội tiết làm hệ thống miễn dịch của mẹ chịu nhiều áp lực, dẫn đến dễ mắc các bệnh do vi trùng, virus hay ký sinh trùng từ thức ăn nhiễm mầm bệnh như rau sống, gỏi sống, thịt tái
Các loại cá chứa thủy ngân: Các loại cá chứa thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.
Thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa được tiệt trùng: Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Rất nguy hiểm.
Những điều phụ nữu mang thai cần lưu ý
- Cần kiểm tra sức khỏe định kì.
- Tăng cân ột cách hợp lý: Dựa theo chỉ số BMI (Cân nặng / chiều cao). IDM của mẹ bầu từ 18,5 đến 25 là mức bình thường.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn đúng chất, đủ chất, uống đủ nước.
Quỳnh Mai