Những toan tính phía sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào thứ Tư bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở San Francisco trong nỗ lực cho thế giới thấy mối quan hệ bị tổn thương của họ đang được hàn gắn.
Những toan tính phía sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung, diễn ra tại một địa điểm chưa được tiết lộ ở San Francisco, có thể là cuộc gặp cuối cùng của hai nhà lãnh đạo trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Câu hỏi nhức nhối khi cả hai ngồi lại với nhau lần này là làm thế nào để xử lý mối quan hệ rạn nứt trong suốt mùa bầu cử tại Mỹ năm tới, vốn gần như chắc chắn sẽ tràn ngập những luận điệu chống Trung Quốc.

Cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ. Lầu Năm Góc tháng trước báo cáo rằng họ đã ghi nhận hơn 180 trường hợp Trung Quốc cưỡng chế và đánh chặn nguy hiểm trên không đối với máy bay Mỹ trong 2 năm qua.

Về mặt kinh tế, trong khi chính quyền Washington nhấn mạnh rằng họ không cố gắng tách rời nền kinh tế của mình khỏi Bắc Kinh, phía Mỹ vẫn tiếp tục hạn chế việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc.

Hai siêu cường có quan điểm cơ bản khác nhau về tương lai mối quan hệ song phương. Washington muốn dựng lên “hàng rào bảo vệ” để đảm bảo sự cạnh tranh giữa hai bên không dẫn đến xung đột. Bắc Kinh nói rằng họ cần biết liệu Mỹ có chào đón một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế hay không.

Học giả về Trung Quốc Oriana Skylar Mastro nói trong một cuộc hội thảo tại Đại học Stanford vào tuần trước rằng Biden và Tập “giống như một cặp vợ chồng đã quyết định ly hôn, nhưng họ xuất hiện tại Lễ Tạ ơn và vẫn chưa nói với bất kỳ thành viên nào trong gia đình mình”.

“Mục đích của hội nghị thượng đỉnh này là để báo hiệu với thế giới rằng họ biết thế giới muốn sự ổn định và chúng tôi sẽ ngồi cạnh nhau và đưa ra một số tuyên bố tích cực. Phần còn lại của thế giới sẽ khó yên tâm trước thông tin này", bà Mastro nhận định.

Chủ tịch Tập đã gặp Tổng thống Biden lần cuối cách đây 12 tháng tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với người đồng cấp Mỹ rằng: “Chúng ta cần vạch ra lộ trình đúng đắn cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Chúng ta cần tìm ra hướng đi đúng đắncho mối quan hệ song phương trong tương lai".

Đối với chuyên gia Zack Cooper, một thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, khi Mỹ và Trung Quốc nói về việc “xử lý” mối quan hệ, họ có ý nghĩa khác nhau.

“Khi người Trung Quốc nói điều đó, điều họ thực sự muốn là Mỹ nên lùi bước và nhường chỗ cho Trung Quốc. Và khoảng trống đó để làm gì? Để Trung Quốc điều chỉnh hiện trạng. Vì vậy, chúng ta đang nói hai điều hoàn toàn khác nhau và điều này đã xảy ra trong nhiều năm", ông Cooper chỉ ra.

Tuy nhiên, do những diễn biến gần đây không liên quan đến mối quan hệ Mỹ-Trung, cả hai bên hiện có động lực mạnh mẽ để hạ nhiệt căng thẳng.

Chính quyền Biden, vừa gửi tới Quốc hội một yêu cầu bổ sung ngân sách trị giá 105 tỷ USD để hỗ trợ các đồng minh ở Ukraine và Israel, sẽ không đủ khả năng để mở mặt trận thứ ba và lớn hơn nhiều ở eo biển Đài Loan.

Mỹ cần khẩn trương nối lại đối thoại với quân đội Trung Quốc để ngăn ngừa khủng hoảng. Trung Quốc đã dừng tất cả các cuộc đàm phán quân sự vào tháng 8 năm 2022 để đáp lại chuyến thăm Đài Loan của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

Trung Quốc cũng có lý do để ông Tập đích thân tới San Francisco.

Tong Zhao, một học giả nghiên cứu tại Đại học Princeton, cho biết số liệu thống kê được công bố vào mùa hè là một cú sốc đối với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Dữ liệu cho thấy tỷ lệ sinh của quốc gia này đã giảm từ 1,15 vào năm 2021 xuống 1,09 vào năm 2022, mức thấp nhất so với bất kỳ quốc gia nào có dân số trên 100 triệu người. Đồng thời, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chững lại, bất chấp hy vọng của Bắc Kinh về sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19.

“Giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ mới nhận ra trong vài tháng qua rằng họ đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, cả trong nước và quốc tế. Bây giờ không phải là lúc để Trung Quốc rung chuyển con thuyền và phá hủy mối quan hệ. Điều đó đã trở nên rõ ràng hơn trong giới lãnh đạo”, ông Tong nói.

Các nhà ngoại giao từ các nước khác cũng cảm nhận được sự thay đổi trong thái độ của Trung Quốc.

Một nhà ngoại giao thuốc khối APEC chỉ ra rằng dấu hiệu đầu tiên cho thấy Trung Quốc bắt đầu mềm mỏng hơn với Mỹ và các đồng minh là tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo G20 ở Ấn Độ vào tháng 9. Sau khi Nhật Bản và Trung Quốc tranh cãi gay gắt về lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ thủy sản của Nhật Bản của Bắc Kinh tại cuộc họp ASEAN ở Jakarta vài ngày trước đó, Trung Quốc bất ngờ giữ im lặng khi lại bị chỉ trích ở New Delhi.

Nhà ngoại giao này cho biết, sự thay đổi này trùng hợp với thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang chạm đáy của chu kỳ hiện tại.

Ba năm tập trung chống dịch đã gây ra hậu quả nặng nề. Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,4% trong tháng 10, mức giảm liên tiếp trong 6 tháng. Giá thịt lợn đã giảm 30% trong tháng 10. Thị trường bất động sản vẫn đang chứng kiến sự sụt giảm về số lượng dự án mới.

Sự ổn định trong quan hệ với Mỹ sẽ là một lợi ích rất cần thiết cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài. "Làm ấm" quan hệ với Trung QUốc cũng sẽ giúp ông Biden bước vào năm bầu cử nếu thị trường phản ứng thuận lợi với mối quan hệ siêu cường ổn định hơn.

Chỉ số Nasdaq Composite đã tăng khoảng 10% kể từ khi ông Tập tiếp Thống đốc California Gavin Newsom tại Bắc Kinh vào ngày 25/10.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung cũng diễn ra 2 tháng trước cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan. Trung Quốc sẽ muốn hòn đảo này chọn ra một nhà lãnh đạo thân thiện với Bắc Kinh hơn. Bắc Kinh sẽ cảnh giác với bất kỳ phát ngôn nào về Đài Loan xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh APEC.

Các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng ông Tập chỉ đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Biden vì cảm thấy yên tâm rằng Washington sẽ không đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi về Đài Loan trong chuyến thăm.

Chẳng hạn, ông Biden có thể chỉ cần nói rằng Mỹ duy trì "chính sách Một Trung Quốc" và dừng quan điểm của mình ở đó.

Lyle Goldstein, giám đốc chương trình Gắn kết châu Á tại Defense Priorities, cho biết: “Người Trung Quốc chắc chắn đã yêu cầu Biden công khai nói về chính sách này".

Theo Nikkei Asia
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.