Nobel Kinh tế cho nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng

Giải Nobel Kinh tế 2016 được trao cho nhà kinh tế học các nhà khoa học Oliver Hart và Bengt Holmström cho "lý thuyết về hợp đồng".
GS Bengt Holmstrom. Ảnh: CMEGroup.
GS Bengt Holmstrom. Ảnh: CMEGroup.

Theo Ủy ban Nobel, các đóng góp về lý thuyết của Oliver Hart của Đại học Harvard và Bengt Holmström của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) "có giá trị giúp hiểu các hợp đồng và thể chế" trong đời sống kinh tế hiện đại. 

“Kinh tế hiện đại được cấu thành bởi vô số hợp đồng,” thông báo của Ủy ban Nobel viết. Các hợp đồng này có thể bao gồm mối quan hệ giữa những cổ đông và lãnh đạo hàng đầu, giữa công ty bảo hiểm với chủ sở hữu xe...

Những mối quan hệ này thường kéo theo mâu thuẫn lợi ích và các hợp đồng cần được thiết kế phù hợp để đảm bảo mỗi bên sẽ đưa ra các quyết định mà các bên đều có lợi. 

Các nhà khoa học năm nay đã phát triển lý thuyết về hợp đồng, khung nghiên cứu toàn diện, phân tích nhiều vấn đề đa dạng trong thiết kế hợp đồng như việc tính chi trả theo hiệu quả lao động cho các lãnh đạo tập đoàn, chính sách khấu trừ và đóng góp của bảo hiểm, hay việc tư nhân hoá. 

Vào cuối những năm 1970, Bengt Holmström thể hiện cách người chủ nên thiết kế hợp đồng lý tưởng thế nào cho người làm thuê. Nguyên tắcinformativeness principle của Holmström nói chính xác hợp đồng nên được kết nối thế nào dựa trên hiệu quả của người làm.

Dùng mô hình người uỷ quyền – người thừa hành (principal-agent model) này, ông chỉ ra cách hợp đồng lý tưởng nên cân đối giữa yếu tố rủi ro với các biện pháp khích lệ.

Vào giữa những năm 1980, ông Oliver Hart có thêm những đóng góp quan trọng mới với lý thuyết hợp đồng cho các trường hợp hợp đồng không đầy đủ (incomplete contracts).

Điều này bởi vì không phải hợp đồng nào cũng có thể đưa ra được cái kết quả cuối cùng của thoả thuận. 

Nobel Kinh tế cho nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng ảnh 1
GS Oliver Hart. Ảnh:Harvard.edu.

Giáo sư Oliver Hart, người gốc Anh, là nhà kinh tế học và đang giảng dạy, nghiên cứu về kinh tế tại ĐH Harvard. Ông là chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về lý thuyết hợp đồng, lý thuyết về doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp, luật kinh tế. Các nghiên cứu của ông chủ yếu xoay quanh vai trò về cấu trúc sở hữu và thỏa thuận hợp đồng trong quản trị doanh nghiệp.

"Tôi đã thức dậy từ 4h và tự hỏi năm nay tôi có cơ hội hay không. Và thật may mắn là chuông điện thoại đã reo. Sau khi hay tin đoạt giải, tôi đã ôm chầm lấy vợ, đánh thức con trai và nói chuyện với những chủ nhân giải Nobel khác", giáo sư Hart nói.

Giáo sư Bengt Holmstrom là nhà kinh tế Mỹ gốc Phần Lan, hiện là giáo sư kinh tế tại trường MIT. Lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào lý thuyết hợp đồng và ưu đãi. Ông cũng đóng góp lớp vào những nghiên cứu lý thuyết về doanh nghiệp, quản trị tập đoàn, gần đây là cung - cầu của thanh khoản và mối quan hệ của nó với khủng hoảng tài chính.

Một trong những nội dung của lý thuyết hợp đồng đặt ra các vấn đề như: Liệu giáo viên, nhân viên y tế và cai ngục nên nhận lương cố định hay dựa trên hiệu quả làm việc; Liệu những nhóm cung cấp các dịch vụ công, như trường học, bệnh viện, nhà tù, nên theo chế độ sở hữu công hay tư?

Kinh tế là hạng mục thứ 5 trong các ngành, lĩnh vực được vinh danh tại giải Nobel. Hôm 3/10, mùa giải Nobel 2016 chính thức khởi động với giải Nobel Y sinh, rồi đến Vật lý, Hóa học và Hòa bình.

Trước đó, giải Nobel Kinh tế 2015 được trao cho nhà kinh tế học Angus Deaton vì những phân tích của ông về "tiêu dùng, tình trạng nghèo đói và phúc lợi".

Từ năm 1969 đến năm 2016, giải Nobel Kinh tế đã được trao 48 lần. Người trẻ nhất nhận giải là Kenneth J. Arrow năm ông 51 tuổi, còn người lớn tuổi nhất được trao giải là Leonid Hurwicz năm 90 tuổi.

Theo Vnexpress
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.