Nông sản Sơn La qua góc nhìn của các chuyên gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sơn La là tỉnh miền núi biên giới, có diện tích tự nhiên 14.125 km² và có nhiều ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu, đó là lợi thế phát triển các loại nông, lâm, thủy sản và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Nhất là mặt hàng trái cây, có nhiều sản phẩm nổi tiếng: Xoài, nhãn, mận, chuối, chanh leo, dâu tây, na, bơ, hồng giòn... Cây công nghiệp có sắn, mía, chè, cà phê nổi tiếng xuất khẩu vào thị trường 21 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân tổ chức tại Sơn La năm 2022. (Ảnh: Báo Sơn La)
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân tổ chức tại Sơn La năm 2022. (Ảnh: Báo Sơn La)

Tham dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 4 tại Sơn La, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông nghiệp Việt Nam - người được nông dân ưu ái gọi là “Bạn của nhà nông”, cho rằng: Sơn La đã chuyển mình nhờ chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc. Nhiều diện tích đất trồng ngô, sắn bạc màu, hiệu quả kinh tế thấp đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Tận dụng diện tích đất lâm nghiệp chưa thành rừng, đất bạc màu hiện nay nhiều hộ dân ở vùng cao, biên giới của tỉnh đã và đang đẩy mạnh phát triển trồng mắc ca. Đây là cây trồng triển vọng, tuy đi sau nhưng sẽ về trước và sẽ là cây làm giàu cho người dân.

Hiện thực giấc mơ “chắp cánh” cho nông sản an toàn Sơn La vươn xa tới nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2025, tỉnh Sơn La phấn đấu trở thành Trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc. Từ góc nhìn của các chuyên gia kinh tế thì mục tiêu mà Sơn La hướng tới là hoàn toàn khả thi. Cách đây 5 năm, không ai nghĩ Sơn La có thể trồng được các loại cây ăn quả phong phú, càng không nghĩ là Sơn La có thể xuất khẩu được các loại hoa quả như hiện nay, nhưng Sơn La đã biến điều không thể thành có thể.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, nói: Sơn La đã chủ động giúp đỡ bà con nông dân, doanh nghiệp, HTX tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thông qua nhiều hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực. Nhất là qua Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ xoài, nhãn và các sản phẩm nông sản Sơn La vừa qua. Song, đưa nông sản ngày một vươn xa, tỉnh Sơn La cần triển khai tốt hơn nữa các giải pháp về quy hoạch vùng trồng, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, thu hút đầu tư nhà máy chế biến sâu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhất là phải quan tâm giải quyết triệt để “bài toán” thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng logistics, trong đó có hạ tầng về vận tải, hạ tầng kho bãi.

Chia sẻ thêm thông tin về thị trường tiêu thụ các loại nông sản Sơn La, ông Nguyễn Phú Hòa, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết: Hiện nay, tại Australia vụ xoài đã kết thúc, đây là thời điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu xoài Sơn La nói riêng, xoài Việt Nam nói chung vào thị trường này. Để tăng tính nhận diện của nông sản Việt Nam tại Australia, chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, Sơn La nên nắm bắt cơ hội.

Để nông sản Sơn La “cất cánh”, mới đây tỉnh Sơn La đã khai trương sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nông sản tỉnh Sơn La. Việc thí điểm sàn giao dịch là bước hoàn thiện mô hình thương mại điện tử nông thôn - kết nối hộ sản xuất nông nghiệp với người mua hàng, đơn vị vận chuyển thông qua các sàn thương mại điện tử, tổ chức và triển khai đẩy mạnh kênh tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Sàn giao dịch được kỳ vọng sẽ quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc hữu, nông sản an toàn Sơn La, mở rộng thị trường tiêu thụ - triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới. Tiến tới đưa nông sản an toàn Sơn La vươn ra thế giới. Đến nay, VNPT Sơn La đã nhập đầy đủ thông tin của 59 HTX, doanh nghiệp và 83 sản phẩm OCOP của 12 huyện, thành phố.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, ghi nhận: Hạ tầng logistics về vận tải, kho bãi ở Sơn La đã có thay đổi. Tuy nhiên, còn đơn sơ, mang tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu những loại hình quan trọng. Đặc biệt là trung tâm logistics chưa phát triển; chưa có các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp theo chuỗi liên hoàn, khép kín từ khâu đóng gói, vận chuyển, tập kết, bốc dỡ hàng hóa, làm thủ tục thông quan, lưu kho... Do đó, Sơn La cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics để rút ngắn thời gian đưa sản phẩm đi tiêu thụ. Đề xuất đầu tư các tuyến đường đến trung tâm xã, vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đường nội bộ các khu sản xuất nông nghiệp để giảm chi phí và tạo điều kiện dễ dàng cho lưu thông hàng hóa nông sản... Bên cạnh đó, với nông sản có đặc thù cần bảo quản, Sơn La có cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư xây dựng các kho lạnh, kho mát và trung tâm sơ chế nông sản.

Chia sẻ với những khó khăn của tỉnh Sơn La, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư đoạn tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; cho phép đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Nà Sản là sân bay lưỡng dụng theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng BOT... Đây được xem là cơ hội lớn, đưa nông sản Sơn La tiếp tục “cất cánh” vươn tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và trở thành động lực phát triển vùng Tây Bắc đúng như kỳ vọng và mong muốn của Thủ tướng Chính phủ.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.