Novaland đồng lòng, quyết tâm thực hiện bằng được chiến lược vắc-xin thần tốc hơn nữa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, vắc xin đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Nỗ lực để vắc xin sớm đến với người dân

Hơn 1 năm sau đại dịch Covid-19 bùng phát (ngày 23/1/2020), vào ngày 8/3/2021, khi đợt dịch thứ 3 vẫn tiếp diễn ở Hải Dương, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, nguồn vắc xin khan hiếm trong thời điểm này chỉ để ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu đang gồng mình chống dịch, như lực lượng y tế, bộ đội, công an…Tính đến đầu tháng 6, tổng số người được tiêm vắc xin khoảng hơn 1,2 triệu người, trong đó mới có 32.401 người tiêm đủ 2 liều.

Theo Bộ Y tế, sẽ có thêm khoảng 1,6 triệu người nữa được tiêm vắc xin trong tháng 6 này. Như vậy, nếu tính đến hết tháng 6, mới có gần 3 triệu người được tiếp cận vắc xin Covid-19.

Từ tháng 2-2021 đến cuối tháng 5-2021, Việt Nam đã tiếp nhận 3 lô vắc xin Covid-19, với tổng số khoảng 2,6 triệu liều. Nếu tính mục tiêu của Chính phủ là có đủ 150 triệu liều cho nhóm dân số có chỉ định tiêm vắc xin, thì rõ ràng, số lượng vắc xin mà chúng ta còn thiếu nhiều.

Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong quá trình tìm kiếm nguồn vắc xin suốt hơn một năm qua. Thế nhưng, bên cạnh tình trạng khan hiếm thì giá cũng đang là gánh nặng. Theo các tính toán của Bộ Y tế, để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng kinh phí ước hơn 25 nghìn tỷ đồng. Nghĩa là, ngoài ngân sách trung ương chuẩn bị 16.000 tỷ đồng, chúng ta phải huy động thêm 9.200 tỷ đồng nữa mới đủ nhu cầu tiêm cho hơn 70% dân số có chỉ định tiêm.

Dịch bệnh được dự báo chưa thể kết thúc sớm, “sống chung với dịch bệnh” trở thành yêu cầu thường trực, hiệu lực của vắc xin lại không kéo dài, việc tiêm vắc xin phải tiến hành định kỳ. Vì vậy đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, trong khi Việt Nam còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp.

Novaland đồng lòng, quyết tâm thực hiện bằng được chiến lược vắc-xin thần tốc hơn nữa ảnh 1
Xã hội hóa nguồn kinh phí mua vắc xin góp phần chia sẻ gánh nặng ngân sách nhà nước. Ảnh: Internet

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19 với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước để tiêm chủng cho người dân.

Đồng lòng sẻ gánh với cả nước

Để thành công trong cuộc chiến phòng chống dịch, vắc xin là vũ khí lợi hại nhất, là tiên quyết. Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của người dân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất, bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Qua hơn một năm gồng gánh vì dịch bệnh, thậm chí phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, giảm tăng trưởng lại phải cố gắng gồng gánh giữ lao động, nhưng ngay khi Quỹ vắc xin vừa thành lập, các doanh nghiệp đã lập tức nghiêng vai gánh trách nhiệm lớn nhất với cộng đồng. Theo Thứ trưởng Tài chính Tạ Anh Tuấn, khi Quỹ vắc xin mới đề xuất thành lập, Bộ Y tế đã được các doanh nghiệp tài trợ khoảng 1.000 tỷ đồng. Mà những doanh nghiệp luôn đồng hành đầu tiên không thể không kể đến là Vingroup, Novaland, Sovico, T&T, Hòa Phát, hệ thống các ngân hàng Việt Nam… Các doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cũng đã cam kết đóng góp vào quỹ khoảng 2.300 tỷ đồng.

Novaland đồng lòng, quyết tâm thực hiện bằng được chiến lược vắc-xin thần tốc hơn nữa ảnh 2
Tập đoàn Novaland góp 100 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng Covid-19, chung tay cùng cộng đồng sớm đẩy lùi đại dịch.ovid-19, chung tay cùng cộng đồng sớm đẩy lùi đại dịch.

Kết thúc lễ ra mắt Quỹ Vắc xin vào 22h tối 5/6 vừa qua, với sự tham dự của Thủ tướng Chính Phủ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam cùng các Bộ, Ban ngành, tổng số tiền các tổ chức, doanh nghiệp, bộ ngành, địa phương đóng góp cho Quỹ là 6.600 tỷ đồng. Ngoài ra, qua tổng đài 1408, Quỹ đã nhận được số tiền ủng hộ 17,7 tỷ đồng. Tại chương trình này, Tập đoàn Novaland đã đóng góp số tiền 100 tỷ đồng nhằm chia sẻ gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch tiêm chủng toàn dân. Nguồn kinh phí này được sử dụng để hỗ trợ nhiều tỉnh thành trên cả nước như TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận... và mới đây nhất ngày 7/6 là Lâm Đồng. Trước đó, Tập đoàn này cũng triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các bệnh viện, Trung tâm cấp cứu tại TPHCM trang bị thêm các thiết bị y tế cấp thiết trong việc phòng chống điều trị dịch bệnh với ngân sách hơn 16 tỷ đồng.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ “cảm ơn sâu sắc đến toàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đồng lòng, đồng hành và chia sẻ để chúng ta cùng nhau chiến thắng đại dịch, để nhân dân được sống trong ngôi nhà lớn - Việt Nam an toàn, mạnh khỏe, thịnh vượng. Không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của tình yêu thương.

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.