Nữ AHLĐ thời kỳ đổi mới Thái Hương: Những dấu ấn tiên phong

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sản xuất, kinh doanh, có thể nói, bà Thái Hương và tập đoàn TH đã cống hiến cho Việt Nam một chiếc chìa khoá vàng mở bung những sức mạnh tiềm tàng từ đất đai, cây cỏ, cống hiến một mô hình điển hình cho công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế đất nước; góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới bằng nền nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ 4.0, với những nông sản xanh – sạch – hữu cơ, cũng là con đường mà thế giới đang hướng tới.

Nữ AHLĐ thời kỳ đổi mới Thái Hương: Những dấu ấn tiên phong

Những dấu ấn tiên phong

Năm 2008, cuộc khủng hoảng sữa nhiễm Melamin gây bệnh sạn thận cho trẻ em tại Trung Quốc đã có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường sữa Việt Nam và sức khỏe của người tiêu dùng Việt. Với mong muốn đưa đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm sữa tươi, sạch, an toàn với giá thành phù hợp, bà Thái Hương đã quyết tâm đưa TH gia nhập thị trường sữa.

Vượt qua những khó khăn buổi ban đầu cả về kinh nghiệm, công nghệ và nguồn vốn, với sự quyết tâm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bà Thái Hương đã dẫn dắt TH nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra giải pháp từng bước khắc phục những khó khăn, tìm ra con đường đi tốt nhất- đó là kết hợp tài nguyên thiên nhiên Việt, trí tuệ Việt với công nghệ đầu cuối của thế giới, khoa học quản trị ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 và trí tuệ, trái tim Việt Nam.

Nữ AHLĐ thời kỳ đổi mới Thái Hương: Những dấu ấn tiên phong ảnh 1

Đặc biệt, tại thời điểm bà sáng lập TH và quyết định đầu tư vào ngành sữa năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động nặng nề đến kinh tế Việt Nam. TH thiếu vốn đầu tư cho đại dự án sữa trị giá 1,2 tỉ USD và nhiều ngân hàng “quay lưng”. Lúc khó khăn nhất, bà Thái Hương thậm chí đã phải tính đến việc bán lại một phần dự án cho các đối tác nước ngoài để lập liên doanh, giảm áp lực về vốn đầu tư. Nhưng cuối cùng, bà đã không đầu hàng. Với tinh thần phụng sự Tổ quốc của một doanh nhân yêu nước, Anh hùng lao động Thái Hương cho rằng người Việt không thể “dâng” lợi thế đất đai, tài nguyên của mình cho nước ngoài. “Thứ chúng ta cần là mua công nghệ đỉnh cao của họ, chứ không phải mua sợi dây để họ “siết” hay thâu tóm doanh nghiệp Việt”- nữ doanh nhân chia sẻ.

Kiên định con đường tự lực, tự cường vượt qua thử thách, bà kiến nghị lên đến Ngân hàng Nhà nước, rồi ngồi lại để bàn bạc, thống nhất với các cổ đông. Nhìn thấy triển vọng hiệu quả và sự nhân văn của dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao, TH đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời và triển khai dự án với tiến độ “thần tốc”. “Trên thế giới, không có nhiều người làm được dự án sữa với tốc độ như thế, nhiều dự án bò sữa trên thế giới phải mất 10 năm mới hoàn thành, nhưng bà Thái Hương và TH chỉ mất 3 năm”- các đối tác Israel hợp tác triển khai dự án đã công nhận như thế.

10 năm qua, bà Thái Hương luôn dẫn dắt tập đoàn TH theo đúng giá trị cốt lõi là “hài hòa lợi ích”- không đặt vấn đề tối ưu hóa lợi nhuận lên hàng đầu, mà luôn thực hiện hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, cộng đồng và người dân; sẵn sàng chấp nhận thời gian hòa vốn dài hơn để đổi lại bài toán phát triển bền vững dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.

Tới nay, TH đã sở hữu Cụm trang trại bò sữa tập trung công nghệ cao lớn nhất châu Á với quy mô đàn bò 45.000 con, nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Nghệ An có tổng công suất chế biến theo thiết kế là 500 nghìn tấn/năm, các sản phẩm của TH đã được nhiều giải thưởng chất lượng quốc tế nhiều năm liên tiếp.

Nữ AHLĐ thời kỳ đổi mới Thái Hương: Những dấu ấn tiên phong ảnh 2
Hình ảnh sản xuất công nghệ cao ở trang trại TH – công trình do bà Thái Hương kiến tạo.

Cùng với trang trại tại Nghệ An, bà Thái Hương đã tư vấn để tập đoàn TH nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, góp phần phát triển chăn nuôi ở các địa phương.

Thành công này của tập đoàn TH đã hỗ trợ cho kế hoạch phát triển vùng chăn nuôi bò sữa và các mục tiêu tăng trưởng sản lượng sữa tươi (1 tỷ lít vào năm 2020 và 1,4 tỷ lít vào năm 2025) của Chính phủ; Bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước, hạn chế nhập sữa bột từ nước ngoài. Trước đó, Việt Nam, dù là nước nông nghiệp, mỗi năm đã phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu sữa bột về pha lại – một nguyên nhân dẫn tới nhập siêu vào thời điểm đó.

Vươn ra biển lớn

Song song với việc phát triển thị trường trong nước, TH đã nắm bắt các cơ hội đầu tư hiệu quả ra nước ngoài. Đầu tiên là Dự án bảo tồn và trồng dược liệu, sản xuất đồ uống, thực phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước và định hướng xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu. Tiếp sau đó là dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại Liên bang Nga trong chiến lược đầu tư dài hạn 10 năm, với tổng vốn đầu tư lên tới 2,7 tỷ USD.

Hiện nay TH đang thực hiện bước tiến thần tốc triển khai Dự án này tại Nga. Các trang trại bò sữa của TH ở tỉnh Moscow, Kaluga và một số địa điểm khác đang dần thành hình và đi vào hoạt động; TH đã có đàn bò sữa cho năng suất cao và chất lượng sữa vượt trội. Nhà máy chế biến sữa công suất lớn nhất nước Nga cũng đang được xây dựng tại tỉnh Kaluga.

Nữ AHLĐ thời kỳ đổi mới Thái Hương: Những dấu ấn tiên phong ảnh 3
Bà Thái Hương ký biên bản ghi nhớ đầu tư tại tỉnh Kaluga năm 2016 với Thống đốc tỉnh này- ông Anatoly Dmitriyevich Artamonov với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev.

Bà Thái Hương, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Chiến lược của TH, đã đặt mục tiêu sau 10 năm, TH sẽ trở thành doanh nghiệp có quy mô trang trại và thị phần sản phẩm thuộc tốp đầu tại Nga. Các dự án của TH không chỉ góp phần bù đắp sự thiếu hụt sữa tại thị trường Nga mà còn hướng tới xuất khẩu đến các thị trường quốc tế.

Cũng với khát vọng không ngừng “vươn ra biển lớn”, TH vừa đầu tư hai dự án lớn có tổng vốn 88,5 triệu USD sang Australia gồm dự án chăn thả đàn bò tự nhiên, trang trại chăn nuôi, trồng bông, hướng dương, ngô tươi sạch, du lịch trang trại; dự án chăn thả tự nhiên đàn bò, tăng cường năng lực trang trại theo hướng đầu tư hiệu quả, gia tăng lợi nhuận; trồng và chế biến nước ép xoài, tinh dầu từ gỗ đàn hương.

Bắt đầu khởi động từ năm 2015, đến tháng 10/2019, TH là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số giao dịch - cho phép xuất khẩu chính ngạch hai nhóm sản phẩm sữa tươi sang thị trường Trung Quốc.

Tư duy về một con đường mới

Từ tư duy “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bằng nguồn thực phẩm lành mạnh, dinh dưỡng cân bằng, bà Thái Hương đưa ra định hướng phát triển các dòng sản phẩm hữu cơ, các loại đồ uống không dùng đường tinh luyện giúp phòng chống các bệnh mãn tính không lây của thời đại như tim mạch, tiểu đường, béo phì…, TH tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm và dẫn dắt thị trường đi theo xu hướng dinh dưỡng lành mạnh cho người Việt.

Tập đoàn TH- dưới sự dẫn dắt của bà Thái Hương, là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam tiên phong thực hiện các tiêu chuẩn hữu cơ của Châu Âu và Mỹ áp dụng cho sản xuất, chế biến sữa tươi sạch TH true MILK. Tháng 8/2017, sữa tươi TH true MILK organic ra mắt thị trường và ngay lập tức giành các giải Vàng chất lượng quốc tế tại Philippines cũng như Liên bang Nga.

Nữ AHLĐ thời kỳ đổi mới Thái Hương: Những dấu ấn tiên phong ảnh 4
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Phó Thủ tướng Liên bang Nga Alexei Vasilievich Gordeev; Thống đốc tỉnh Kaluga Anatoly Dmitriyevich Artamonov cùng Lãnh đạo cấp cao 2 nước; Bà Thái Hương; đại diện Tập đoàn TH tại lễ trồng cây phong đỏ và đặt viên đá kỉ niệm tại Lễ Khởi công Nhà máy chế biến sữa tươi sạch tự động hóa TH công suất 1.500 tấn/ngày tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga.

Sau sản phẩm sữa tươi, tập đoàn TH đã cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe như nước tinh khiết TH true WATER; sữa hạt TH true NUT; nước gạo rang TH true RICE và các dòng đồ uống sữa hoa quả và nước hoa quả. Các dòng sản phẩm này không sử dụng đường tinh luyện mà sử dụng vị ngọt tự nhiên từ quả và hạt, giúp cân bằng dinh dưỡng và phòng chống các bệnh mãn tính

Trên lộ trình kiến tạo hệ sinh thái thực phẩm sạch, hữu cơ, tập đoàn TH tiếp tục đầu tư các dự án nông sản, dược liệu tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên. Tại Nghệ An, tập đoàn TH đã phát triển Dự án rau sạch FVF, Dự án dược liệu – sản xuất thức uống thảo dược. Mô hình phát triển thảo dược, dược liệu dưới tán rừng nhằm góp phần lưu giữ nguồn gen quý bản địa được TH tiếp tục khảo sát tại Sơn La, Hà Giang và một vài tỉnh thành khác.

Từ sự khởi xướng, đi đầu trong chương trình Sữa học đường: phải đưa ra dòng sữa tươi chất lượng tốt nhất ngay trên đồng đất Việt Nam, TH đang triển khai một cách bài bản Đề án dinh dưỡng cho người Việt ở 6 trụ cột, ưu tiên đầu tiên cho trẻ em lứa tuổi học đường, nhất là mầm non và tiểu học - lứa tuổi vàng để phát triển tầm vóc, thể lực; trong đó đồng hành với bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Mô hình điểm bữa ăn học đường và vận động thể lực.

TH đã lôi kéo các doanh nghiệp trong ngành cùng thi đua sản xuất sữa tươi sạch, tạo thành một hiệu ứng lôi kéo xã hội hướng tới chữ “sạch” trong ngành thực phẩm. Danh hiệu anh hùng lao động phong tặng cho cá nhân tôi, nhưng đồng thời cũng là sự khích lệ, lan tỏa tư duy/cách thức làm nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ 4.0, tư duy kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh” - bà Thái Hương chia sẻ tại buổi tiếp kiến của Chủ tịch Quốc hội với các Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng LLVTND ngày 9/12

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.