Núp bóng Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc quận 9, công ty T&T sản xuất bê tông quy mô lớn

(Ngày Nay) - Núp bóng dưới danh nghĩa thi công dự án hạ tầng kỹ thuật trong Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (gọi tắt là Công viên, ở quận 9, TP.HCM), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T & T (Công ty T&T) lén lút sản xuất bê tông quy mô lớn, mang đi phục vụ thi công tại các công trình khác bên ngoài dự án.
Công ty T&T đang thi công Dự án Hạ tầng Kỹ thuật. Ảnh: Nhóm phóng viên
Công ty T&T đang thi công Dự án Hạ tầng Kỹ thuật. Ảnh: Nhóm phóng viên

Với quỹ đất được quy hoạch và giao quản lý rộng lớn đến hơn 400 ha, nằm áng ngữ ở cửa ngõ phía Đông Bắc TP.HCM, tiếp giáp đường Song hành Xa lộ Hà Nội và ven bờ sông Đồng Nai, Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc trong hơn 20 năm qua đã đạt được những thành quả ban đầu hết sức cơ bản, làm nền tảng vững chắc cho các bước tiếp theo.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nóng, tầm nhìn đến năm 2030 trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa, lễ hội và du lịch về nguồn của thành phố và khu vực, thì công viên đã và đang là miếng mồi béo bỡ cho các doanh nghiệp lợi dụng để kinh doanh, sản xuất trái quy định, trục lợi bất chính ngay trên đất công của nhà nước.

Dọc theo đường Nguyễn Xiển, một phần trong tổng thể của Dự án Công viên nằm song hành với bờ sông Đồng Nai tại phường Long Bình (quận 9), hiện là kho tập kết gỗ nguyên khối và nguyên vật liệu xây dựng với quy mô lớn được khai thác, hoạt động tần suất cao.

Núp bóng Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc quận 9, công ty T&T sản xuất bê tông quy mô lớn ảnh 1

 Xe tải chở bê tông của Công ty T&T rời Công viên để đến một công trình đường bộ ở huyện Nhà Bè. Ảnh: Nhóm phóng viên.

Lần theo một con đường khác, vào sâu trong vùng lõi của công viên là một cụm dân cư với nhiều biểu ngữ cầu cứu, vì họ bất ngờ nhận thông báo cưỡng chế, buộc phải di dời, trả lại mặt bằng cho khuôn viên dự án. Đáng chú ý, khu vực giải toả là nơi một trạm trộn bê tông nhựa quy mô lớn đang toạ lạc. Bảng thông tin trước cổng trạm bê tông thể hiện, cơ sở này thuộc Công ty T&T, mục đích là sản xuất cấu kiện, vật liệu xây dựng phục vụ Dự án Hạ tầng Kỹ thuật nội bộ khu I (khu Cổ đại) trong Công viên.

Tuy nhiên, theo điều tra của nhóm phóng viên Ngày Nay, cơ sở sản xuất bê tông nhựa này đang núp bóng dưới danh nghĩa thi công dự án trong công viên để sản xuất bê tông cho các dự án khác. Theo đó, trạm này hoạt động trong khung giờ từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Xe ben chở bê tông bắt đầu chạy từ 20 giờ 30 phút mỗi ngày.

Chúng tôi đã lần theo các xe chở thành phẩm nhựa đường, sản phẩm của chính cơ sở này. Trong đêm 3/7/2020, một xe ben 4 chân chở hàng quá khổ có dấu hiệu quá tải rời khỏi công viên ở quận 9, theo tuyến QL1A chạy về đến vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân).

Đêm ngày 4/7/2020, cơ sở hoạt động liên tục, tiếng máy, tiếng xe vang cả một khu vực, khói bụi bay mịt mù, hàng chục chiếc xe tải ben đang ở vị trí xuất phát. Đến khoảng 20 giờ 50 phút, chúng tôi dõi theo một xe ben ba chân, có biển kiểm soát 51C-151XX, chạy dọc theo QL1A đi xuyên qua khu vực trung tâm thành phố để đến huyện Nhà Bè phục vụ công trình đường bộ nơi đây.

Công ty T&T được Ban Quản lý công viên bàn giao mặt bằng để xây dựng trạm tập kết, trộn bê tông phục vụ việc thi công Dự án Hạ tầng Kỹ thuật nội bộ khu I. Tuy nhiên, công ty này lại lén lút sản xuất, vận chuyển bê tông phục vụ những công trình khác bên ngoài dự án.

Sáng 15/7/2020, phóng viên Ngày Nay có đến và đề nghị trao đổi xung quanh những vấn đề này với Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc (đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM). Tuy nhiên, nhân viên tại đây thông báo lãnh đạo Ban quản lý bận họp, không thể trao đổi và hẹn sẽ sắp xếp lịch để trao đổi với báo chí sau.

Phóng viên tiếp tục liên hệ với Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM về việc cấp phép thi công cho Công ty T&T tại Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc nhưng các chuyên viên cho biết: “lãnh đạo bận họp, đề nghị phóng viên để lại nội dung và thông tin liên lạc để trình cấp trên”.

Video nhóm phóng viên Ngày Nay ghi lại về hoạt động sản xuất bê tông quy mô lớn của T&T tại Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc quận 9:

Đầu tháng 6/2020, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã lập biên bản xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng giao thông T&T, thi công “Công trình sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh - gói thầu xây lắp từ Km0 đến Km2+422,9” với lỗi vi phạm “Thi công trên đường bộ đang khai thác nhưng treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định”.

Công trình sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh do Ban Giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn gần 500 tỷ đồng. Dự án được triển khai từ tháng 10/2019, sẽ hoàn thành sau 14 tháng, nhằm xử lý tình trạng ngập của đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tuy nhiên, đến nay trên công trường vẫn còn rất nhiều hạng mục chưa xử lý. Các nhà thầu chủ yếu thi công tại các phần đường không bị ngập, những đoạn ngập sâu nhất đang được rào chắn nhưng tiến độ thi công khá chậm.


Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.