Ô nhiễm sông Cầu Đá: Bao giờ ước mơ cống hóa thành hiện thực?

Suốt nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân sống ven sông Cầu Đá thuộc phường Cổ Nhuế 1 và phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phải sống trong mùi hôi thối nồng nặc. Nếu như trước đây, con sông đóng vai trò điều hòa không gian sống thì nay nó trở thành một “điểm đen” ô nhiễm, một tuyến chứa nước thải đúng nghĩa. 
 
Sông Cầu Đá đoạn chảy qua phường Cổ Nhuế 1 và phường Xuân Đỉnh thường xuyên có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối
Sông Cầu Đá đoạn chảy qua phường Cổ Nhuế 1 và phường Xuân Đỉnh thường xuyên có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối

Để hạn chế mùi hôi thối từ con sông, người dân đã làm đủ mọi cách từ căng bạt, lắp cửa kính, dán băng dính vào các khe hở của cửa sổ… nhưng tất cả đều tỏ ra không mấy hiệu quả.

Sống khổ cạnh sông ô nhiễm

Theo khảo sát thực tế của PV, tại ngõ 579 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 1) và ngõ 323 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) nơi có sông Cầu Đá chảy qua, tình trạng ô nhiễm diễn ra nặng nề. Dễ thấy nhất mùi hôi thối, xú uế xộc thẳng vào mũi khiến bất kỳ ai ngang qua khu vực này cũng phải nhăn mặt, bịt mũi.

Chưa hết, một số điểm như khu vực giáp ranh với tổ dân phố Hoàng 11, xuất hiện tình trạng rều rác ứ đọng, bùn thải ken đặc nổi bọt trắng xóa. Ngoài ra, khu vực ngõ 323 Xuân Đỉnh mặt nước luôn thường trực một màu đen đặc. Theo người dân địa phương, mặt nước chỉ “đổi màu” khi thời tiết chuyển nắng ráo nhưng dù thay màu thì sông vẫn tỏa ra mùi hôi khó chịu.

Ông Đàm Văn T (tổ 15, phường Cổ Nhuế 1) cho biết: Tình trạng ô nhiễm của con sông diễn ra từ nhiều năm nay. Mặc dù thường xuyên được dọn dẹp, vớt rều rác trên bề mặt nhưng sông vẫn phả ra mùi hôi thối nồng nặc. “Có ở đây mới biết người dân chúng tôi khốn khổ đến mức nào. Khổ nhất là trong những ngày nắng nóng, dù trời không gợn một chút gió nhưng mùi thối từ sông vẫn nồng nặc và đặc quánh” – ông T chia sẻ.

Tương tự, theo ông Chu Văn Đức (tổ dân phố Hoàng 11, phường Cổ Nhuế 1) cho biết, khu vực ông đang sống và đoạn sông ở ngõ 579 Phạm Văn Đồng là cuối nhánh nên thường hứng chịu nước bẩn, rác thải dồn ứ lại. Để chống chọi lại mùi hôi từ con sông, người dân ở đây đã phải xoay vần đủ mọi cách.

Trong đó, phổ biến nhất là “sáng kiến” căng bạt để cản gió, tránh mùi hôi. Ngoài ra, nhiều gia đình còn bố trí lắp cửa kính, dán băng dính vào các khe hở của cửa sổ… Tuy nhiên, theo những người dân nơi đây, tất cả các phương pháp này chỉ phù hợp và có tác dụng giảm thiểu mùi trong những ngày thời tiết dịu, có gió nhẹ. Còn khi nắng nóng kéo dài thì giải pháp này trở nên vô hiệu.

Đâu là giải pháp?

Theo người dân ngõ 323 Xuân Đỉnh, sông Cầu Đá chảy qua nhiều địa bàn như Xuân La (quận Tây Hồ), Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) đến Cổ Nhuế 1 rồi đổ về sông Nhuệ. Vì nằm ở đoạn cuối nhánh sông nên đoạn chảy qua địa bàn Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế 1 luôn thường trực ô nhiễm. Khu vực này phải hứng chịu toàn bộ nước thải dồn ứ lại.

Chỉ tay ra hàng chục ống nước thải từ các hộ dân xả trực tiếp ra sông Cầu Đá, ông Chu Văn Đức (tổ dân phố Hoàng 11) cho biết, chỉ cách đây khoảng 20 năm trước, con sông này còn đóng vai trò giúp điều hòa không gian sống cho người dân trong khu vực. Nước sông trong xanh có tôm cá quẫy nhảy… thì nay sông trở thành một “điểm đen” ô nhiễm, một tuyến chứa nước thải.

“Giờ sông là nơi thoát nước thải sinh hoạt của người dân, là nơi chứa nước thải làng nghề làm bánh, mứt, kẹo... trước khi đổ ra sông Nhuệ. Chẳng biết đến khi nào sông mới trong xanh trở lại, dân chúng tôi mới thoát khỏi cảnh sống chung với mùi hôi thối, ô nhiễm” – ông Đức bức xúc.

Theo người dân địa phương, chính quyền các phường Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế 1 đã rất tích cực phối hợp với các đơn vị phụ trách tiêu thoát nước trên địa bàn nhằm xử lý, khơi thông, nạo vét rãnh thoát nước, thu gom, vớt rác trên các tuyến kênh tiêu và sông Cầu Đá chảy qua địa bàn.

Nhờ vậy, tình trạng vứt rác bừa bãi xuống mặt sông cơ bản đã được hạn chế. Tuy nhiên, cho đến nay tình trạng xả nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống lòng sông vẫn tồn tại. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến sông bốc mùi hôi thối.

Theo ghi nhận, do chiều rộng của sông Cầu Đá không lớn, gọi là sông nhưng chiều rộng chỉ khoảng 5 – 10m, tương đương với một kênh tiêu nước nên đa số người dân khi được hỏi đều mong muốn sông sớm được cống hóa. “Việc cống hóa sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông ở một số điểm đi qua dòng sông này” – một người dân đề đạt kiến nghị.

Bàn đến các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm từ sông Cầu Đá, ông Trần Trung Tuyển – Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh cho biết: Hiện UBND phường cũng đang rất trăn trở về vấn đề này.

Ngoài công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đến từng người dân, không vứt rác bừa bãi và xả nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống lòng sông, UBND phường cũng đã tổng hợp các ý kiến phản ánh của người dân về vấn đề nêu trên gửi các cấp, ngành chức năng đề xuất sớm có giải pháp khắc phục. “Chúng tôi đang kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền về việc cống hóa con sông này, đặc biệt là đoạn chảy qua ngõ 323 của phường Xuân Đỉnh” - Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh chia sẻ.

Theo Lao Động

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.