OPEC tiếp tục hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 11/8, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ trong năm 2022.
Bơm xăng tại một trạm xăng ở Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Bơm xăng tại một trạm xăng ở Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo định kỳ tháng 8, OPEC nhận định nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022, điều chỉnh giảm so với mức 3,5% được đưa ra trong dự báo tháng 5.

Giải thích về việc hạ dự báo lần này, OPEC cho biết các nền kinh tế lớn chứng kiến tăng trưởng quý II/2022 yếu hơn cùng kỳ, và có dấu hiệu cho thấy nguy cơ suy giảm hơn nữa. Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức như căng thẳng địa chính trị, chuỗi cung ứng đứt gãy, đại dịch COVID-19 kéo dài, lạm phát gia tăng, mức nợ chính phủ cao ở nhiều khu vực và việc một số ngân hàng trung ương dự báo tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ, như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU).

Về thị trường dầu mỏ, OPEC cũng đã dự báo rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chỉ ở mức khoảng 100 triệu thùng/ngày, giảm so với ước tính 100,3 triệu thùng/ngày trong vài tháng gần đây. Đây là lần thứ 3 OPEC hạ dự báo về nhu cầu dầu thế giới kể từ tháng 4 đến nay. Theo OPEC, thị trường dầu thế giới trong nửa cuối năm 2022 chịu ảnh hưởng từ nguy cơ các nước thắt chặt trở lại các biện pháp phòng chống COVID-19, cũng như những bất ổn địa chính trị. OPEC cho biết trong báo cáo rằng một số thành viên của tổ chức này đang phải chật vật đáp ứng hạn ngạch sản lượng hàng tháng.

OPEC,kinh tế toàn cầu,dầu mỏ,nhu cầu dầu,lạm phát,căng thẳng địa chính trị,nguồn cung đứt gẫy

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.