Phân cấp, phân quyền trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề lĩnh vực khám, chữa bệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 11 và sáng 12/11, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế đối với Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, trong đó có nội dung việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
Phân cấp, phân quyền trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề lĩnh vực khám, chữa bệnh ảnh 1
Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 7/1. Ảnh minh họa: Doãn Tấn/TTXVN

Bộ Y tế cho biết, đến nay, Bộ và Sở Y tế các địa phương đã cấp 66.795 giấy phép hoạt động và 637.519 giấy phép hành nghề/chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh (chưa bao gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng). Trong đó, số lượng hồ sơ cấp giấy phép hoạt động tại Bộ Y tế chiếm chưa đến 1,5% tổng số giấy phép hoạt động trên toàn quốc (795 hồ sơ).

Tồn tại trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Y tế đã cấp mới 28 giấy phép hoạt động cho các bệnh viện tư nhân (cùng kỳ năm ngoái là 16 giấy phép hoạt động, tăng 75%); cấp 57 quyết định điều chỉnh giấy phép hoạt động do thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn, thay đổi quy mô hoạt động (cùng kỳ năm ngoái là 48 quyết định, tăng 18,75%). Về cơ bản Bộ Y tế đã thực hiện kịp thời các hồ sơ còn tồn đọng, hiện số lượng hồ sơ cấp mới giấy phép hoạt động mới nộp, chưa tiến hành thẩm định tại Bộ Y tế là 5 hồ sơ.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh bổ sung quy định mới là cấp lại giấy phép hành nghề sau 5 năm cho người hành nghề cũng như tăng số lượng đào tạo các chuyên ngành y, đối tượng được cấp giấy phép hành nghề và các chính sách đồng bộ để tạo điều kiện cho sự phát triển của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân. Điều này dẫn tới việc tăng số lượng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (có thêm các chức danh chuyên môn hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mới được cấp giấy phép hành nghề), giấy phép hoạt động (hình thức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức linh hoạt hơn). Sơ bộ ước tính tăng khoảng 20% số lượng hồ sơ cấp giấy phép hành nghề.

Tồn tại, hạn chế trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh được Bộ Y tế nêu ra là công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên và sâu sát, chưa huy động được các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan và nhân dân trên địa bàn cùng tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

Chậm chuyển đổi số do vướng mắc trong vấn đề xây dựng và thẩm định giá, khó khăn trong thực hiện công tác đấu thầu, thiếu nguồn lực để triển khai nâng cấp các phần mềm dẫn đến chưa thể đáp ứng các yêu cầu kết nối, đồng bộ, liên thông dữ liệu nhằm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Thiếu các dự án, chương trình, nhằm nâng cao năng lực, chất lượng của công tác quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Theo Bộ Y tế, hầu hết các Sở Y tế đều báo cáo thiếu nhân lực cho công tác quản lý hành nghề, thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề, trong khi số lượng người hành nghề và cơ sở khám, chữa bệnh cần phải cấp giấy phép hành nghề và giấy phép hoạt động là rất lớn. Đa số các cán bộ thực hiện kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác bên cạnh công tác tác quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, dự phòng, giám định. Thiếu hụt nhân lực thực hiện công tác quản lý hành nghề do phải thực hiện tinh giản biên chế hằng năm, phải làm việc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong khi khối lượng công việc tiếp tục gia tăng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, phân cấp, phân quyền

Đẩy mạnh chuyển đổi số, phân cấp, phân quyền trong thực hiện thủ tục hành chính là những giải pháp Bộ này đề ra để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên. Bộ Y tế cho biết, sẽ tập trung triển khai ba giải pháp đột phá trong cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, gồm: xây dựng mới quy trình thẩm định theo hướng tinh gọn, minh bạch, tinh giản và rút ngắn thời gian thẩm định; tăng 4 lần số đoàn thẩm định và tăng gấp đôi nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép hành nghề và cấp giấy phép hoạt động; tăng cường phối hợp giữa cơ quan cấp phép và cơ sở trong tập huấn hướng dẫn xây dựng hồ sơ thẩm định.

Để đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền trong thực hiện thủ tục hành chính, Bộ Y tế đã hoàn thành xây dựng văn bản và đã xin ý kiến của 63 UBND tỉnh, thành phố về việc phân cấp thẩm quyền cấp phép trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; theo đó dự kiến ban hành trong tháng 12/2024.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã hoàn thành việc rà soát và đang thực hiện thủ tục trình Chính phủ xem xét việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Sau khi phân cấp, dự kiến Bộ Y tế sẽ giảm tiếp nhận khoảng 70% số lượng hồ sơ thủ tục hành chính về cấp giấy phép hành nghề và giấy phép hành nghề.

Thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, Bộ Y tế đang xây dựng để trình Chính phủ Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý y tế nói chung và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, cấp giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề nói riêng. Đồng thời, tiến hành nâng cấp hệ thống quốc gia quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng công khai thông tin của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực trong công tác quản lý hành nghề.

Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Bộ Y tế tiến hành xây dựng 7 quy trình nội bộ đối với nội dung cấp giấy phép hoạt động và cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hướng dẫn cụ thể các văn bản, hồ sơ triển khai thực hiện, nhằm từng bước cụ thể hóa các tài liệu chi tiết để các doanh nghiệp được biết nội dung, yêu cầu của hồ sơ cần chuẩn bị.

Quy trình nội bộ đã đơn giản hóa so với quy trình trước đây từ 2 đến 5 bước thực hiện (tùy theo từng quy trình). Rút ngắn thời gian trung bình thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động và cấp giấy phép hành nghề trung bình từ 10% đến 20% thời gian tùy thuộc vào từng hồ sơ (tùy theo quy mô, hình thức tổ chức, hình thức, trường hợp cấp). Quy trình nội bộ cũng đã bao gồm cả các mẫu bảng kiểm giúp đẩy nhanh tiến độ thẩm định, bảo đảm thực hiện thống nhất trong quá trình xử lý hồ sơ, công khai minh bạch các nội dung, yêu cầu, điều kiện, tài liệu minh chứng.

Ngoài ra, Bộ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra hoạt động của các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức nếu có sai phạm; thành lập các đoàn thanh tra để kiểm tra hoạt động thanh tra khám bệnh, chữa bệnh của các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bệnh X nguy hiểm thế nào mà nhiều nước châu Á phải cảnh báo
(Ngày Nay) - Tuần qua, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong ban hành các cảnh báo về bệnh X – một căn bệnh lạ bùng phát tại Congo, được đánh giá có tỷ lệ tử vong cao nhưng chưa xác định được nguyên nhân lây bệnh.
Biểu tượng của Công ty OpenAI và ChatGPT trên màn hình ở Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
OpenAI đạt cột mốc mới 300 triệu người dùng hàng tuần
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành (CEO) của công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo OpenAI, Sam Altman, mới đây cho biết ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT hiện thu hút hơn 300 triệu người dùng hàng tuần, tăng từ 200 triệu người dùng vào cuối tháng 8/2024.
Bắc Bộ rét đậm dưới 12 độ C
Bắc Bộ rét đậm dưới 12 độ C
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 9/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn, tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bắc Bộ rét đậm, rét hại. Nam Bộ ngày nắng, có nơi mưa rào.
Nhiều hoạt động nghệ thuật nhân dịp Festival hoa Đà Lạt
Nhiều hoạt động nghệ thuật nhân dịp Festival hoa Đà Lạt
(Ngày Nay) - Tối 7/12, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Mây & Nước – Bản giao hưởng chào Xuân” đã diễn ra tại quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng). Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024.
Ảnh minh họa
Tối ưu hóa thời gian để khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào năm 2027
(Ngày Nay) - Dự án đường sắt tốc độ cao có nguồn vốn đặc biệt lớn, chưa từng có tại Việt Nam và có thể nói là một trong những dự án có chiều dài đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Với mục tiêu hoàn thành vào năm 2035, dự án cần tối ưu hoá thời gian để sớm khởi công vào năm 2027 theo dự kiến.
Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Nagasaki. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản
(Ngày Nay) - Tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.