Ếch Aparasphenodon brunoi (trái) sở hữu nọc độc nguy hiểm hơn ếch Corythomantis greeningi. Ảnh: Guardian |
Ếch xanh (Corythomantis greeningi) và Ếch mũ sắt Bruno (Aparasphenodon brunoi) là 2 loài ếch đầu tiên có thể truyền trực tiếp nọc độc của chúng vào máu của địch thủ thông qua các gai xương trên đầu. Những gai xương này mang nọc độc chết người. Chúng thường lợi dụng sức bật, húc đầu đầy gai nhọn với độc tố mạnh vào đối thủ.
Giới khoa học cho biết, một gram chất độc tiết ra của ếch mũ sắt A.Brunoi đủ khiến 80 người tử vong. "Việc khám phá ra một loại ếch cực độc này là điều không tưởng và tìm thấy những con ếch với làn da tiết nhiều độc tố hơn cả độc tố chết người của những con rắn độc hổ bướm Pit Viper thuộc chi Bothrops là một điều đáng kinh ngạc", tiến sĩ Edmund Brodie, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.
Động vật có nọc độc sẽ có chất độc kết hợp với các cơ chế đặc dụng tiết vào loài động vật khác để bảo vệ bản thân. Mặc dù hầu hết các loài động vật lưỡng cư sản xuất hoặc hấp thụ các chất độc trong tuyến da để sử dụng như cơ chế antipredator - cơ chế ngăn cản hoặc bảo vệ chống lại kẻ thù, nhưng chúng vẫn có độc tố cao hơn nọc độc tiết ra.
Loài rắn Pit Viper có thể tiêm từ 40-70mg chất độc khiến máu của con người hóa thành một chất với màng nhớt dày. Sau đó khiến nạn nhân bị tử vong, còn nếu may mắn sống sót thì sẽ trở thành một người giống như dị dân Benjamin Button trong bộ phim khoa học viễn tưởng kể về một người mang hình hài 80 tuổi nhưng lại trẻ dần theo thời gian.
Xem thêm:
- Rùng mình trước loài dơi quỷ chuyên hút máu để sống
- 9 động vật thông minh nhất hành tinh
Minh Châu (t/h)