Một thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện chủng người chưa từng được biết đến, sau khi phân tích DNA từ người châu Á hiện đại.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, một loài vượn cổ đã tuyệt chủng là "con lai" của chủng người Neanderthal, người Denisova với người châu Á sau cuộc di cư "rời khỏi châu Phi".
Khám phá này có được sau khi các nhà khoa học tới từ nhiều cơ sở nghiên cứu ở châu Âu sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo phân tích DNA của một số người hiện đại có nguồn gốc châu Á.
Hình ảnh mô phỏng cuộc sống của một gia đình người Neanderthal trong một hang động. (Ảnh: Reuters) |
Phát hiện trên cũng đánh dấu lần đầu tiên học sâu, một nhánh của ngành máy học dựa trên một tập hợp các thuật toán được sử dụng để tìm hiểu về sự tiến hóa con người.
"Nghiên cứu mở đường cho việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình tìm hiểu các vấn đề liên quan tới sinh học, hệ gen và tiến hóa", Trung tâm điều chỉnh hệ gen cho biết.
Người Neanderthal có nguồn gốc từ châu Âu, trong khi người Denisova di cư sang Siberia, Nam Á và châu Đại dương. Khoảng vài nghìn năm về trước, chủng người này lai tạo với người hiện đại ở châu Á sau cuộc di cư "rời khỏi châu Phi".
"Khoảng 80.000 năm trước khi cuộc di cư "rời khỏi châu Âu" diễn ra, phần lớn dân số thế giới rời bỏ châu Phi và di cư tới các lục địa khác làm phát sinh các quần thể hiện tại", ông Jaume Bertranpetit tới từ Đại học Pompeu Fabra, Tây Ban Nha cho biết.
DNA của người châu Á hiện đại cho thấy sự xen kẽ và tồn tại của tổ tiên bí ẩn thứ 3 mà các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo, cuối cùng các nhà khoa học đã tìm ra đáp án cho câu hỏi này.